Cảm giác nằm ngủ trên chiếc nệm mềm mại thật thoải mái làm sao, nhưng nếu chúng bị bẩn và có mùi hôi thì phải làm thế nào? Nó quá cồng kềnh để bạn tự giặt nệm tại nhà, cũng chính vì thế mà nhiều người thường không giặt nệm thường xuyên. Thật ra, chúng không quá khó như bạn nghĩ đâu. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách giặt nệm tại nhà nhanh chóng và hiệu quả. Theo dõi nhé!
Tại sao nệm / đệm có vai trò quan trọng với sức khỏe con người?
Nệm hay còn được gọi là đệm, là từ chỉ chung cho tấm lót giường có đặc tính dày, mềm mại dễ chịu. Với cuộc sống ngày càng hiện đại, trên thị trường ngày càng có nhiều loại nệm với nhiều chất liệu đáp ứng đa dạng nhu cầu của con người như: nệm bông, nệm lò xo, nệm mút, bông ép… Và một chiếc nệm sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sau:
- Ngủ trên chiếc nệm mềm mại sẽ giúp bạn thả lỏng cơ thể, xoa dịu những cơn nhức mỏi, thư giãn tinh thần sau một ngày dài làm việc căng thẳng. Đồng thời, một chiếc nệm chất lượng sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.
- Nghiên cứu cho rằng, các loại nệm quá cứng hoặc có chất liệu không thân thiện sẽ dễ khiến bạn bị mất ngủ, chập chờn, thiếu giấc, gây uể oải mệt mỏi khi thức dậy. Do đó khi lựa chọn nệm cho bản thân và gia đình, bạn nên cân nhắc các chất liệu và cấu trúc của sản phẩm.
- Một chiếc nệm chất lượng cũng có mức giá không quá đắt so với thời gian sử dụng chúng, do đó nhiều người xem nệm như một đồ dùng không thể thiếu trong phòng ngủ của gia đình. Vì những lợi ích mà nó đem lại hoàn toàn phù hợp với giá trị của nó.
Cách giặt nệm khô tại nhà không lo hỏng, nhão đệm
1. Tháo bỏ và giặt toàn bộ ga, vỏ nệm
Tháo bộ ga, nệm ra khỏi giường
Đầu tiên, để tiến hành vệ sinh, làm sạch nệm bạn cần dọn dẹp tất cả những phụ kiện có trên giường, bằng cách tháo các lớp đồ dùng trên cùng như gối ngủ, chăn màn, đồ trang trí,… Sau đó, tháo các vỏ gối, vỏ bọc chăn, tháo lắp ga đệm và vỏ bọc bảo vệ nệm để mang đi giặt.
Giặt vỏ nệm, chăn, gối
Với các loại phụ kiện có hình kích thước lớn nhưng không quá kềnh càng như chăn, ga nệm, vỏ gối,..tốt nhất là bạn nên giặt bằng máy để đỡ tốn thời gian.
Để đảm bảo các vỏ gối, ga nệm được giặt sạch sẽ nhất bạn nên tham khảo các chương trình giặt có sẵn trên máy giặt, có thể tham khảo và áp dụng chương trình giặt với nước nóng và chọn chế độ giặt sấy để tiêu diệt các vi khuẩn bụi bẩn bám trên ga nệm, chăn màn…
Đừng quên thêm vào chu trình giặt loại nước xả phù hợp nhé, dùng nước xả vải để ga nệm, vỏ gối của bạn được mềm mại và thơm hơn.
2. Làm sạch bề mặt ruột nệm
Sử dụng máy hút bụi
Sau khi đã xử lý gọn gàng các phụ kiện bên ngoài, tiếp theo bạn cần tiến hành vệ sinh thân nệm – công đoạn mất nhiều thời gian nhất.
Sau một thời gian dài sử dụng, bụi bẩn sẽ tích tụ trong nệm rất nhiều. Do đó trước khi tiến hành các bước làm sạch nệm, hãy dùng máy hút bụi hút để loại bỏ những bụi bẩn, vụn vặt thức ăn, tóc rụng..ra khỏi nệm. Bạn nên dùng máy hút bụi có gắn cọ lớn và vòi hút dài để loại bỏ bụi bẩn tốt hơn.
Xử lý vết nước đổ trên nệm
Tiếp theo, bạn dùng một cái khăn có khả năng thấm hút tốt để lau sạch các vết nước trên nệm. Lưu ý là chỉ nên lau nhẹ lên chỗ vết nước hạn chế mạnh tay vì như vậy sẽ khiến nước dễ thấm vào đệm nhanh hơn thay vì là thấm vào khăn.
Chuẩn bị dung dịch: 2 thìa oxy già + 1 thìa nước rửa chén; một bằng chải lông mềm hoặc một bàn chải đánh răng.
Đối với các vết bẩn khô, vết bẩn lâu ngày như vết máu, vết màu, vết bánh kẹo,..bạn không thể lau sạch bằng khăn và nước thông thường được. Do đó, hãy dùng cọ hoặc bàn chải đánh răng kết hợp với dung dịch đã chuẩn bị, chà nhẹ lên các vết bẩn, lặp đi lặp lại cho đến khi thấy vết bẩn mờ đi là được.
Sau cùng, dùng khăn ẩm lau lại toàn bộ bề mặt đã chà xát để đảm bảo không dính lại xà phòng trên nệm của bạn.
Loại bỏ các vết bẩn sinh học trên nệm bằng dung dịch làm sạch emzym chuyên dụng
Dung dịch giặt nệm giúp loại bỏ các vết bẩn sinh học thường là enzyme. Bởi vì chúng có khả năng phân giải các protein trong máu, nước tiểu, mồ hôi, chất nôn… Ngoài ra dung dịch này cũng tẩy được cá vết bẩn do dầu mỡ gây ra một cách hiệu quả. Để thực hiện, bạn dùng một cái khăn thấm dung dịch enzyme rồi chà xát lên các vết bẩn và giữ khoảng 10-15 phút. Tương tự với các vết bẩn khác cho đến khi làm sạch hết bề mặt của nệm.
3. Khử mùi hôi nệm, giặt nệm bằng baking soda
Sau công đoạn làm sạch các vết bẩn trên bề mặt nệm thì bước tiếp theo là khử mùi hôi cho nệm. Vì tuy rằng các vết bẩn đã được làm sạch nhưng mùi hôi chưa hẳn đã được loại bỏ, nhất là những mùi cứng đầu như mùi nước tiểu, mùi nôn mửa,.. Trong trường hợp này, baking soda sẽ giúp bạn loại bỏ mùi một cách hiệu quả.
Baking soda vốn được biết đến với nhiều công dụng đặc biệt từ nấu ăn cho đến vệ sinh nhà cửa với nhiều công dụng đặc biệt như tẩy trắng quần áo, thông tắc bồn cầu, khử mùi hôi nách… Và để làm sạch đệm bằng baking soda bạn chỉ cần rắc nhiều bột baking soda lên bề mặt nệm cùng một ít tinh dầu để nguyên tầm 30 phút.
- Tiếp tục sử dụng máy hút bụi. Sau 30 phút, bạn dùng máy hút bụi để hút sạch bột baking soda vừa rắc khi nãy, lúc này các mùi hôi đã bị hút đi cùng với những hạt baking soda rồi đấy.
- Phơi khô nệm. Bước sau cùng, bạn chỉ cần đem nệm phơi ở một nơi thông thoáng, có ánh sáng mặt trời (tránh ánh nắng trực tiếp) tốt hơn là nơi có gió. Bạn cũng có thể để nguyên trong nhà và mở cửa sổ hoặc bật quạt gió nếu điều kiện thời tiết không ổn định hoặc không đủ không gian phơi nệm.
3. Bọc vỏ nệm, ga sau khi giặt để bảo dưỡng đệm
Xoay nệm ngược lại
Sau thời gian dài sử dụng, nệm sẽ bị lún ở một số nơi nhất định bởi cách nằm không đồng đều. Do đó, nên xoay đầu nệm lại để độ lún của nệm được cân bằng lại và lún đều khi nằm nhé. Bạn nên đổi chiều nệm khoảng 3-6 tháng một lần cho chúng lún đều hơn, sử dụng được lâu hơn.
Bọc lại ga nệm
Lớp ga nệm sẽ giúp bảo vệ nệm tránh bị dính nước hoặc bụi bẩn và dễ dàng vệ sinh hơn bao giwof hết
Đối với những vết bẩn nhỏ, bạn chỉ cần giặt tấm ga là được không cần phải giặt cả nệm kềnh càng.
Trải lại giường
Bọc nệm xong bạn chỉ cần đặt nệm ngay ngắn lại giường và đặt lại gối, đồ trang trí phụ kiện lên giường như cũ mà thôi.
Việc giặt nệm tuy trải qua nhiều bước, nhiều công đoạn và đòi hỏi phải tiến hành cẩn thận tỉ mỉ nhưng nếu bạn nắm được các bước và những lưu ý thì chẳng có gì là khó khăn cả. Ngoài ra, nếu bạn quá bận rộn không có thời gian để tự mình giặt sạch nệm tại nhà thì cũng đừng lo lắng vì đã có các dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín rồi. Việc của bạn là tìm hiểu và lựa chọn một dịch vụ uy tín mà thôi.
Cách giặt nệm cao su tại nhà dễ nhất
Sau một thời gian sử dụng, chiếc nệm cao su của bạn đã bị bẩn và cũng đã đến lúc cần được vệ sinh. Làm thế nào để vệ sinh nệm cao su đơn giản tại nhà mà không cần gọi dịch vụ? Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như: nước sạch, nước rửa chén, baking soda, trứng gà, nước cốt chanh, phấn rôm,… bạn đã có thể làm sạch nệm ngay tại nhà rồi. Hãy cùng tìm hiểu ngay cách giặt nệm cao su tại nhà cực đơn giản tại đây.
Cách giặt nệm lò xo tại nhà
Nệm lò xo có kích thước lớn và khá nặng nên việc giặt nệm lò xo luôn là bài toán đau đầu dành cho mọi nhà. Ngoài ra, do kết cấu và cấu tạo của nệm lò xo khá khác biệt nên bạn cũng cần cẩn thận khi giặt để không ảnh hưởng đến tuổi thọ của nệm. Tuy nhiên, vẫn có cách giặt nệm lò xo, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Tháo vỏ nệm, hút bụi
- Vệ sinh bề mặt lò xo bằng giấm, chanh, baking soda
- Vệ sinh toàn bộ nệm với máy hơn nước nóng và chất tẩy trắng
- Tiến hành phơi nệm để tiêu diệt hết vi khuẩn
Cách giặt nệm khi trẻ đái dầm
Dù các mẹ có cẩn thận đến mấy thì cũng khó có thể tránh được các bé tè dầm trên nệm. Việc này không chỉ khiến nệm bị ẩm ướt mà còn để lại mùi hôi khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu cách giặt nệm khi trẻ tè dầm sau đây. Các vật dụng, nguyên liệu bạn cần có gồm: khăn giấy, dấm, bột bắp, máy hút bụi, nước rửa chén
- Bước 1: Dùng khăn ướt để thấm nước tiểu của bé.
- Bước 2: Tạo hỗn hợp gồm 100ml chén giấm trắng và 1 lít nước ấm. Sau đó thấm dung dịch này lên chỗ bé tè dầm. Để khô trong vài giờ đồng hồ.
- Bước 3: Tạo hỗn hợp gồm bột ngô và nước đến khi hỗn hợp sệt lại. Sau đó, bôi hỗn hợp lên vị trí bé té dầm. Tiếp theo, bạn chờ hỗn hợp này khô lại rồi lấy máy hút bụi hút hết chỗ dung dịch đã khô.
- Bước 4: Tiếp tục tạo hỗn hợp gồm 100ml dấm trắng và 150ml nước rửa bát. Đổ hỗn hợp này lên chỗ bẩn và để chúng ngấm xuống đệm trong vòng 30 phút, rồi rắc một ít bột ngô lên trên.
- Bước 5: Cuối dùng dùng máy hút bụi hút bụi bẩn và bột ngô trên nệm
Lưu ý sau khi giặt nệm thủ công tại nhà mà bạn cần biết
Sau khi đã giặt nệm sạch sẽ nếu bạn muốn cất giữ chúng thì hãy lưu ý một số điều như sau:
- Trước khi cất trữ đệm trong nhà kho, bạn nên tháo vỏ chăn ga gối nệm và là cho phẳng, sau đó xếp gọn gàng và cho vào ngăn tủ. Đảm bảo tủ ở nơi thoáng mát, khô ráo sạch sẽ không hứng trực tiếp ánh nắng.
- Dùng túi hút chân không để bảo quản chăn ga gối nệm trước khi cho vào ngăn tủ sẽ đảm bảo chúng luôn được khô ráo và không bị bám mùi.
Những câu hỏi thường gặp khi giặt nệm tại nhà:
Dịch vụ giặt nệm nào tốt nhất hiện nay?
Sử dụng dịch vụ giặt nệm là cách hiệu quả nhất mà nhiều gia đình đang áp dụng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty đáp ứng dịch vụ này. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn các đơn vị uy tín và chuyên nghiệp nhé. Bạn cũng có thể tham khảo một số đơn vị như: Dọn vệ sinh 24h, Anh Thư…
Máy giặt nệm ghế sofa bằng hơi nước hoạt động như thế nào?
Đây là chiếc máy giặt nệm chuyên dụng đang rất được yêu thích hiện nay. Bạn chỉ cần cho dung dịch giặt nệm và nước vào máy và khởi động. Chiếc máy sẽ phun ra hơi nước nóng để làm sạch các vết bẩn và khử mùi hôi nệm. Rất đơn giản và tiện lợi đúng không?
Cách giặt nệm topper có dễ không?
Topper được biết là một bộ phận dùng để trải lên bề mặt nệm, có độ dày dưới 5cm. Với công dụng gia tăng sự mềm mại và thoải mái khi nằm, topper đang trở thành sự lựa chọn của nhiều gia đình khi sử dụng nệm. Chính vì thế, nhu cầu vệ sinh topper cũng tăng lên theo thời gian. Cách giặt nệm topper đơn giản hơn nhiều so với nệm lò xo, cao su…
Bảng giá giặt nệm tại nhà bao nhiêu?
Lựa chọn dịch vụ giặt nệm tại nhà là một trong những cách làm nhanh gọn lẹ giúp nệm mau chóng sạch sẽ tinh tươm. Khi lựa chọn dịch vụ vệ sinh nệm, giặt nệm tại nhà TPHCM, điều khiến bạn quan tâm đến hàng đầu có phải là chi phí? Tùy theo từng loại nệm và kích thước mà mức chi phí do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra cũng khác nhau. Trung bình mức giá giặt nệm giao động trong khoảng 300.000 – 2.000.000vnđ.
Trên đây là những hướng dẫn giặt nệm tại nhà một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất từ Mẹo nhà sạch. Bạn có thể tham khảo và tự mình tiến hành. Và hãy nhớ giặt nệm của mình định lý 4-6 tháng một lần để hạn chế vi khuẩn phát sinh nhé. Nếu không có thời gian để tự giặt nệm tại nhà thì đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay các dịch vụ giặt nệm chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh gọn, trả lại cho bạn chiếc nệm sạch sẽ thơm tho như mới.
>> Xem thêm: