Ghế sofa hẳn là một vật dụng không thể thiếu trong những ngôi nhà hiện đại bởi tính tiện lợi và thoải mái. Tuy nhiên, sofa lại dễ bị bám bẩn mà việc giặt giũ, vệ sinh chúng thì chẳng dễ dàng gì. Do đó, để có một bộ ghế sofa luôn sạch đẹp đòi hỏi bạn phải có một phương pháp vệ sinh hợp lý cũng như cần phải giặt ghế sofa thường xuyên hơn.
1. Vì sao nên giặt khô ghế sofa thường xuyên?
Xác định chất liệu ghế sofa
Mỗi chất liệu ghế sofa chỉ phù hợp với những dung dịch giặt tẩy nhất định. Chính vì vậy, việc sử dụng chung hoặc nhầm giữa các sản phẩm bột giặt chuyên dụng sẽ gây hại đến chất vải, dễ gây hỏng chiếc ghế của bạn. Trước khi tiến hành giặt ghế sofa tại nhà, các chị em cần tìm hiểu và chọn mua các sản phẩm giặt ghế sofa chuyên dụng phù hợp với từng chất liệu ghế.
- Nếu là sofa da, thì nên ưu tiên sử dụng các các chất tẩy rửa có chất lượng cao để vệ sinh chúng nếu không sẽ rất dễ gây hư hại cho sofa vì chất liệu da vốn rất nhạy cảm. Cần hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa thông thường, mà hãy chọn các sản phẩm vệ sinh ghế sofa chuyên dụng cho chất liệu da để đảm bảo an toàn cho ghế của bạn nhé.
- Nếu là sofa vải thì bạn có thể sử dụng đa dạng các loại chất tẩy rửa vệ sinh ghế sofa, tuy nhiên cũng cần đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Đọc hiểu thẻ hướng dẫn giặt ghế sofa cho từng chất liệu vải, nhung, nỉ, da
Mỗi chiếc ghế sofa khi mới mua về luôn có các thẻ hướng dẫn sử dụng cho từng loại tùy vào chất liệu của chúng. Các nhà sản xuất đã có những thông tin hướng dẫn vệ sinh cũng như bảo quản thích hợp dành cho người tiêu dùng. Do đó, trước khi tiến hành giặt ghế sofa bạn nên đọc kỹ các thông tin trên thẻ hướng dẫn để đạt được hiệu quả giặt giũ cao hơn nhé. Các thông tin trên thẻ thường là:
- W – Water: có nghĩa là bạn có thể sử dụng nước để làm sạch, vệ sinh ghế sofa tại nhà.
- S – Solvent: bạn có thể làm sạch ghế sofa bằng các dung môi hoặc các sản phẩm chuyên dụng không chứa nước. Nếu sử dụng các chất giặt tẩy có chứa nước thì rất dễ khiến ghế của bạn bị phai màu, co rút vải,..
- O: ghế sofa này làm từ chất liệu hữu cơ và chỉ nên giặt bằng nước lạnh.
- X: ghế sofa loại này chỉ được hút bụi hoặc làm sạch bằng các phương pháp vệ sinh chuyên nghiệp. Thẻ này thường dùng đối với các dòng sofa cao cấp và bằng những chất liệu khó tính.
- WS (hay SW): có thể dùng các dung môi hữu cơ, các chất vệ sinh dạng khô để vệ sinh ghế. Tuy nhiên vẫn có một số nguy cơ gây tổn hại đến chất vải như bị co rút, bị phai màu vải.. Do đó bạn cần lựa chọn các sản phẩm dung môi khô chất lượng và test trước trên một vị trí khó nhìn thấy trên chiếc ghế của mình để hạn chế tình trạng xấu xảy ra.
Không phơi trực tiếp ghế sofa dưới ánh nắng mặt trời
Ánh nắng trực tiếp rất dễ gây tổn hại đến chất vải, nhất là khi ghế sofa thường dùng các loại vải nhạy cảm như nỉ, da. Do đó, nếu bạn phơi ghế sofa dưới ánh nắng trực tiếp rất dễ làm sofa bị khô nứt, bị rách và các phần nệm bên trong dễ bị xẹp xuống làm mất form dáng và độ dễ chịu ban đầu. Thay vào đó bạn nên dùng quạt gió để thổi cho chúng mau khô hơn.
Các bước giặt ghế sofa nỉ tại nhà:
- Tháo rời phần áo gối
Ghế sofa vải hoặc nỉ là loại có thể tháo rời phần áo gối ra nên trước hết bạn cần tháo phần áo gối riêng ra để giặt với máy giặt và phơi khô.
- Loại bỏ bụi bẩn
Sau đó, dùng máy hút bụi hoặc dùng khăn lớn đập mạnh vào bề mặt ghế sofa nhằm loại bỏ hết bụi bẩn bám trên bề mặt ghế.
- Chà sạch mặt ghế
Tiếp theo bạn dùng bàn chải thấm dung dịch nước rửa chén và chà lên bề mặt ghế. Lưu ý dùng bọt xà phòng sẽ giúp làm sạch ghế hơn và loại bỏ bụi bẩn tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể vớt bọt phủ lên bề mặt ghế để chúng hút hết các bụi bẩn còn sót lại. Tiến hành lặp đi lặp lại đến khi làm sạch hết các bề mặt của ghế.
- Lau bằng khăn ẩm
Cuối cùng bạn dùng khăn ẩm lau lại toàn bộ bề mặt ghế, lau sạch các vết bọt xà phòng là được. Có thể dùng quạt gió để giúp ghế nhanh khô hơn. Lưu ý, để ghế khô hoàn toàn mới bọc áo gối trở lại và sử dụng bình thường.