Baking soda và baking powder là những chất khá thông dụng trong nấu ăn cũng như làm đẹp. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là baking soda và baking powder giống và khác nhau như thế nào. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cũng như làm rõ những điểm khác biệt giữa baking soda và baking powder để các bạn dễ dàng hơn trong cách sử dụng chúng.
Bột Baking soda và baking powder là gì?
Là những chất khá thông dụng, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến baking soda và baking powder hoặc biết nhưng không rõ ràng. Bài viết này sẽ giới thiệu tỉ mỉ về từng loại để các bạn nắm rõ hơn về chúng.
Baking soda là gì?
Baking soda hay còn gọi là thuốc muối, muối nở. Đây là một chất rắn, màu trắng ở dạng tinh thể và mịn như bột, vị hơi mặn và có tính kiềm tương tự như một số loại soda dùng trong tẩy rửa. Với thành phần chính là Natri Bicarbonate (NAHCO3). Vì thế khi kết hợp với các loại chất có tính axit như mật ong, bơ sữa, sữa chua… baking soda sẽ có hiện tượng sủi bọt khí CO2.
Chính vì thế, người ta hay dùng nó khi làm bánh để tạo độ xốp cho sản phẩm. Nó cũng giúp làm nhừ thức ăn nhanh hơn. Trong y học, baking soda có tác dụng chống đầy hơi, trung hòa axit dịch vị và làm giảm đau dạ dày. Bên cạnh đó, nó còn được dùng nhiều trong làm đẹp hoặc vệ sinh nhà cửa… Bạn có thể mua baking soda ở các hiệu thuốc tây hoặc cửa hàng gia dụng, cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh…
Baking powder là gì?
Baking powder hay còn được biết đến với các tên thông dụng như bột nổi, bột nở… Trong thành phần của baking powder có chứa baking soda, một hoặc nhiều loại muối acid và một phần bột ngô. Tinh bột ngô có trong baking powder có tác dụng làm khô và tơi bột nở. Ngoài ra, nó còn ngăn các chất phản ứng với nhau và giúp cho việc cân đong baking powder dễ dàng hơn. Nhất là trong các công thức làm bánh.
Một số loại acid thường có trong thành phần của baking powder gồm: Aluminium Potassium Sulfate, Monocalcium Phosphate, Sodium aluminum Sulfate, Potassium hydrogen tartrate… Các acid này được chia làm 2 loại là loại phản ứng nhanh và loại phản ứng chậm hay loại phản ứng đơn và loại phản ứng kép. Trong đó, loại phản ứng đơn khi được kích hoạt bởi môi trường nước sẽ nhanh chóng phản ứng với baking soda.
Nên đối với những loại này, bạn cần sử dụng ngay khi đã trộn. Còn đối với loại phản ứng kép sẽ tác dụng theo 2 giai đoạn. Nhất là khi bị tác động bởi nhiệt độ cao như trong lò nướng chẳng hạn. Vì thế, với loại bột nở này, chiếc bánh của bạn sẽ xốp và nở nhiều hơn và bạn cũng sẽ chẳng cần phải vội vã đưa ngay vào lò nướng như loại phản ứng nhanh kia.
So sánh baking soda và baking powder khác nhau như thế nào?
Baking soda là một thành phần có trong baking powder. Chúng được dùng như một chất tạo men trong các công thức làm bánh. Cả 2 đều có phản ứng hóa học tạo nên bọt khí CO2 giúp bột nổi lên. Tuy nhiên, chính thành phần cấu tạo nên chúng làm cho 2 chất này có sự khác biệt rõ rệt trong cách chúng hoạt động.
Baking soda có tính kiềm
Thành phần cấu tạo nên baking soda là Natri Bicarbonate (NAHCO3) – một bazơ nên baking soda có tính kiềm, vị hơi mặn. Vì thế, muốn tạo ra bọt khí CO2 để làm nở bột thì chúng bắt buộc phải tác dụng với axit và nước. Baking soda thường được dùng để làm bánh cookies.
Baking powder có tính axit
Vì là thành phần của baking powder có chứa baking soda và một hoặc một số loại muối acid khác nên baking powder có cả tính kiềm và tính axit, vị trung hòa. Chính vì thế, nó thường được dùng để làm bánh quy hoặc bánh ngọt.
Cách sử dụng baking soda và baking powder
Như đã biết, bất kỳ một chất gì cũng cần có liều lượng sử dụng hợp lý, vừa đủ. Baking soda và baking powder cũng thế. Bên cạnh đó, mỗi chất sẽ có một cách sử dụng khác nhau, nhất là trong ứng dụng làm bánh.
Liều lượng sử dụng baking power
Baking powder có ¼ là baking soda. Vì thế, đa số các công thức sẽ tính toán dựa trên khối lượng baking powder. Từ đó, tính ra khối lượng baking soda cần dùng: 1 baking soda = 3 baking powder. Thông thường, người ta sẽ dùng 1 muỗng cà phê baking powder cho 150gr bột cho tất cả các công thức. Baking powder thường được dùng cho các nguyên liệu làm bánh không có tính axit vì vốn dĩ baking powder đã mang tính axit.
Liều lượng sử dụng baking soda
Baking soda mang tính kiềm, được dùng cho các nguyên liệu làm bánh có tính acid để trung hòa acid. Nếu sử dụng nhiều baking soda trộn với bột làm bánh thì khi nướng lên, bánh phồng xốp rất nhanh. Nhưng sau đó lại dễ bị xẹp sau khi lấy ra khỏi lò nướng. Hơn nữa, nếu quá lạm dụng baking soda, bánh sẽ mất đi cảm giác thơm béo. Thay vào đó là vị mặn và đắng chát.
Nếu cho quá nhiều baking soda vào làm bánh, sẽ không đủ axit để phản ứng, sinh ra thừa baking soda. Hỗn hợp bột của bạn sinh ra một loại kim loại làm cho chiếc bánh nướng của bạn có hương vị xà phòng. Ngược lại, nếu dùng ít baking soda thì bánh sẽ bị chai lì không được phồng như mong muốn.
Chính vì thế, cần sử dụng đúng liều lượng, tùy vào lượng bột bánh của từng loại bánh. Công thức chung là khoảng ¼ muỗng cà phê baking soda cho 1 chén bột làm bánh.
Cần trộn và rây đều 2 loại bột
Cả 2 loại baking soda và baking powder đều có tác động làm bánh nở, xốp. Đó là nhờ bọt khí CO2 khi phản ứng với các chất trong nguyên liệu làm bánh. Khi dùng 2 chất này để tạo độ nở cho bánh, cần phải rây và trộn đều tay. Như vậy mới sinh ra phản ứng hóa học, giải phóng CO2. Bên cạnh đó, việc rây và trộn đều cũng giúp cho bột không bị vón cục từng chỗ. Tránh cho việc khi bỏ vô lò nướng, những chỗ bị vón cục sẽ có hơi khí nhiều và gây rỗ bánh. Ngoài ra, quá nhiều baking soda hay baking powder ở một vị trí nào đó sẽ khiến bánh bị mặn, hoặc đắng rất khó ăn.
Hai loại bột này có thể thay thế với nhau được không?
Theo như phân tích ở trên, trong thành phần của baking powder có chứa baking soda. Vì thế, chắc chắn rằng baking powder có thể thay thế được baking soda. Nhưng ngược lại thì không. Vì thông thường baking soda dùng trong các nguyên liệu làm bánh có tính acid để giúp trung hòa acid và nhờ axit thì baking soda mới phát huy tác dụng là chất làm nở bánh.
Khi cho baking soda vào các nguyên liệu làm bánh thì bạn nên nướng bánh ngay sau khi đã hoàn thiện xong bước tạo hình. Còn với baking powder thì chúng ta có thể “chậm rãi” mà nướng bánh và bánh vẫn nở ngon nhé. Cũng có trường hợp đặc biệt là một số công thức bánh có cả baking soda và baking powder. Vì lượng axit trong công thức nhiều, cần có cả 2 loại trên để cân bằng axit. Ngoài ra còn giúp bánh nở nhiều hơn.
Vậy, baking soda và baking powder khác nhau ở việc sử dụng cùng với nguyên liệu có acid hay không. Tuy nhiên, trên thực tế baking powder có vẻ được sử dụng nhiều hơn. Vì nó có khả năng giúp bánh nở cao hơn vì có muối acid phản ứng chậm.
Baking soda và baking powder là hai chất phổ biến, có nhiều công dụng trong nhiều lĩnh vực. Qua các thông tin của Mẹo nhà sạch, chắc hẳn bạn đã có thể phân biệt được bản chất, công dụng và cách dùng của mỗi loại để biết cách sử dụng chúng sao cho hợp lý nhất.
Bột nở không phải là baking soda mà là tên gọi khác của baking powder. Trong thành phần của bột nở có chứa 1/4 baking soda và một số acid, tinh bột ngô.
Với tên gọi khác là baking powder, bột nở được tạo thành từ hỗn hợp baking soda, bột ngô, muối acid. Baking powder được sử dụng trong làm đẹp cũng như là nguyên liệu của các loại bánh: bánh bông lan, Scones, Madelein, bánh kem, bánh tiêu, Cookies,….
Ngoài những công dụng như tẩy rửa, làm đẹp, baking soda còn là nguyên liệu quan trọng để làm nên một chiếc bánh thơm ngon. Nhờ có baking soda mà bánh có độ xốp, mềm mịn và thơm ngon.