Chuột là loài gặm nhấm gây ra rất nhiều phiền toái cho mọi gia đình, bạn đang đau đầu nghĩ cách để xua đuổi hoặc tiêu diệt chúng. Nếu như sử dụng thuốc diệt chuột có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, thì việc tự tay làm bẫy chuột sẽ mang lại sự an toàn tuyệt đối vì không dùng chất hóa học. Bài viết này, chúng tôi chia sẻ cho bạn 5 cách bẫy chuột trong nhà đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Cách bẫy chuột đơn giản mà hiệu quả nhất bằng gạo và xi măng
Tận dụng gạo – một loại món ăn mà chuột rất yêu thích để làm bẫy dẫn dụ chúng là một cách làm khá hay.
- Đầu tiên, bạn cho một vài nắm vào vào chảo và rang cho đến khi gạo dậy mùi thơm.
- Sau đó, bạn trộn đều số gạo rang này với dầu mè và bột xi măng
- Chia hỗn hợp trên ra thành nhiều phần và đặt chúng ở nơi chuột thường tung hoành như bếp, gầm giường, tủ…
- Mùi dầu mè và gạo thơm lừng sẽ dẫn dụ chuột đến ăn cho thật no. Và sau đó, khi chúng uống nước vào, xi măng sẽ khô cứng lại trong bụng và khiến chuột không còn đường sống sót.
Cách bẫy chuột dễ nhất theo dạng truyền thống
Bẫy chuột truyền thống có thể làm theo 2 cách như sau:
- Sử dụng bẫy chuột lồng sắt: Bạn có thể mua lồng sắt bẫy chuột tại chợ và chỉ cần đặt mồi nhử vào bên trong lồng. Sau đó, đặt chiếc lồng sắt tại bất kỳ nơi nào trong nhà mà bạn nghĩ lũ chuột có thể tìm đến.
- Sử dụng bẫy dập chuột: phương pháp này được dùng phổ biến hơn so với cách bẫy chuột lồng sắt. Bạn cần phải đặt mồi nhử vào trong bẫy, sau đó đặt bẫy ở những nơi bạn nghĩ chuột có thể quấy phá.
Khi chuột chui vào bên trong lồng sắt gặm phải miếng mồi nhử thì bẫy sẽ đóng sập cửa lại và khiến chuột không thể chạy thoát ra ngoài được. Khi chuột đánh hơi được mồi, chúng sẽ tìm đến. Sức nặng của chuột đè lên bẫy sẽ khiến lò xo sắt dập xuống, chuột không thể chạy thoát và chết ngay tại chỗ.
Cách bẫy chuột bằng keo dính
Miếng keo dính chuột có giá thành rẻ và rất dễ tìm mua, bề mặt giấy có phủ một lớp keo dính để chuột nằm gọn trong bẫy không thể chạy thoát được. Với cách diệt chuột này, bạn cần phải rắc một ít mồi nhử lên mặt miếng keo dính để mùi hương có thể dụ chuột tìm đến. Sau đó, đặt miếng keo dính ở những nơi mà bạn thường thấy chuột xuất hiện như sau tủ lạnh, thùng rác, nhà kho,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các đồ dùng có sẵn trong nhà như chai nhựa, lon, các tấm bìa cứng,…để tạo ra những chiếc bẫy chuột cực kỳ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tuyệt.
Cách làm bẫy chuột đơn giản bằng chai nhựa
- Đầu tiên, chia chai nhựa thành 3 phần rồi dùng dao cắt 1/3 chai nhựa ( Lưu ý không cắt lìa mà chỉ cắt 1/2 phần gần miệng chai).
- Sau đó, đục 2 lỗ đối diện nhau cách vị trí cắt ban nãy 5cm. Cứ cách khoảng 5cm, đục tiếp 2 lỗ tương tự và dùng đũa xuyên qua 2 lỗ được đục.
- Tiếp đo, tạo lực ép bằng cách mắc 2 sợi dây vào 2 bên thân chai.
- Ở đáy chai nhựa, tạo một lỗ nhỏ. Bẻ thẳng 1 đầu của chiếc kẹp giấy, đầu còn lại kẹp mồi dẫ dụ chuột rồi luồn đầu nhọn qua lỗ chai.
- Cuối cùng, buộc dây mảnh vào cổ chai, kéo đoạn dây buộc cổ chai xuống đáy chai, buộc với phần kẹp giấy.
Cách bẫy chuột khôn bằng điện
Chuột là một loài động vật rất tinh khôn. Chính vì vậy, việc áp dụng các cách diệt chuột thông thường nhiều khi không mấy hiệu quả. Và máy bẫy chuột bằng điện trở thành một công cụ phổ biến nhờ sự tiện lợi và hiệu quả.
- Đầu tiên, bạn ghép bộ nguồn và tấm bẫy chuột thành mô hình khép kín.
- Sau đó, sử dụng kẽm để tạo hàng rào bảo vệ. Khi phạm vi bẫy rộng có thể tiêu diệt được nhiều chuột hơn.
- Đấu 6 dây lửa tương ứng với đầu cắm trên bộ nguồn (dây lửa được trang bị theo máy). Bật công tắt điện sau khi đã lắp đặt xong.
- Khi chuột dính bẫy, máy sẽ báo động. Bạn cần ngắt nguồn điện và dùng kẹp gắp xác chuột ra.
- Để bẫy chuột nhắt, bạn có thể tạo 2-3 lớp hàng rào bằng dây kẽm.
Lưu ý, vì đây là phương pháp sử dụng điện năng nên bạn cần tìm hiểu, lựa chọn được thiết bị chất lượng cũng như đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng.
Cách làm bẫy diệt chuột bằng giấy bìa cứng
Đây cũng là cách bẫy chuột áp dụng theo nguyên lý đòn bẩy để bắt chuột và giúp bạn bắt được nhiều chuột cùng một lúc. Bạn cần chuẩn bị một xô nước, một tấm bìa cứng và 1 thanh tre dài hơn đường kính xô nước. Cách bẫy chuột này được làm như sau:
- Trước tiên, vót tròn đều và đặt thanh tre nằm cố định trên miệng xô nước, bạn có thể đặt theo chiều đường kính hoặc vị trí song song với đường kính để tạo hiệu quả tốt nhất.
- Sau đó, bạn hãy cắt tấm bìa cứng có đường kính nhỏ hơn đường kính miệng xô nước rồi dán miếng bìa cứng vừa cắt vào thanh tre trên miệng xô. Nếu miếng bìa không giữ được thăng bằng, bạn có thể dùng thêm một số vật dụng có trọng lượng nhỏ để giúp tạo sự cân bằng.
- Cuối cùng, để mồi nhử ở 1 bên miếng bìa cứng nơi không có đầu thanh tre cố định.
Nguyên lý hoạt động của cách bẫy chuột này chính là tạo sự mất cân bằng. Khi lũ chuột tìm đến mồi nhử và tạo thế mất cân bằng, miếng bìa sẽ làm rơi chúng xuống xô nước. Nước khiến chuột không thể di chuyển được, sau một thời gian chúng sẽ ngộp thở và chết.
Mẹo bẫy chuột bằng vỏ lon và thùng sơn
Phương pháp này cũng tương tự như làm với bìa cứng, bạn có thể thực hiện các bước như sau:
- Sử dụng loại vỏ lon rỗng rồi đục 2 lỗ song song nhau ở trên đầu và dưới đáy lon. Cho 1 thanh gỗ vào bên trong 2 đầu lon, bạn cần lưu ý đục lỗ to để lon có thể xoay 360 độ trên thanh gỗ và cố định thanh gỗ trên miệng xô nước tương tự như cách bẫy chuột bằng bìa cứng.
- Sau đó, đặt 1 thanh gỗ để nối miệng xô nước với mặt đất, tạo ra đường đi tìm mồi cho lũ chuột. Đặc biệt lưu ý, đặt mồi nhử lên trên vỏ lon để dụ lũ chuột vào bẫy.
Nguyên lý hoạt động của cách bẫy chuột này là tạo sự mất thăng bằng cho lũ chuột. Khi chúng trèo lên vỏ lon sẽ mất cân bằng khiến vỏ lon xoay 360 độ và làm chúng rơi xuống xô nước phía dưới. Nước sẽ kìm hãm chuột di chuyển và dần dần chuột ngộp nước mà chết. Tham khảo thêm Cách làm bẫy chuột không cần mồi hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, những cách bẫy chuột trên chỉ sử dụng khi lũ chuột đã xâm nhập vào nhà. Để lũ chuột không thể chạy loạn và phá hỏng đồ đạc trong nhà của bạn thì nên tìm cách ngăn chặn trước khi chúng tiến vào. Chúng tôi sẽ mách bạn một số mẹo nhỏ giúp lũ chuột tránh xa nhà bạn.
Có thể bạn quan tâm: Bẫy dính chuột loại nào tốt?
Những mẹo giúp chuột tránh xa nhà bạn vô cùng hiệu quả
Sử dụng những cách bẫy chuột là để bắt chuột khi chúng vào nhà, nhưng cách tốt nhất là bạn nên áp dụng một số mẹo xua đuổi chuột trước khi chúng xâm nhập vào nhà bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 mẹo nhỏ dưới đây:
Bịt kín các khe hở cửa
Lũ chuột có thể xâm nhập vào trong nhà bạn qua các khe hở cửa hoặc sàn nhà. Chúng luồn lách và chạy nhảy rất chuyên nghiệp dù là khe hở rất nhỏ, vì thế bạn đừng nên chủ quan nhé. Bạn hãy mua các dải bịt cửa gắn vào khe hở dưới cánh cửa để lấp đầy khoảng trống. Đồng thời, quan sát nhũng khu vực xung quanh nhà bạn xem có khe hở nào mà chuột có thể luồn qua được và tiến hành bịt kín cửa.
Đậy kín nắp thùng rác sinh hoạt
Thùng rác sinh hoạt hàng ngày là nơi dễ hấp dẫn lũ chuột xâm nhập vào trong nhà bạn. Bởi vì, trong thùng rác chứa nhiều mùi thức ăn dư thừa mà chúng ta bỏ vào. Chính vì thế, bạn cần phải đậy nắp thùng rác sinh hoạt kín bằng cách buộc kín túi đựng rác thật cẩn thận.
Thường xuyên dọn dẹp, đậy kín và bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh
Bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa trong và ngoài để loại bỏ rác, tránh làm nơi tụ tập cho lũ chuột. Đặc biệt là phải loại bỏ những mảnh vụn thức ăn thừa cũng như mùi hương hấp dẫn còn sót lại trên hộp, lon, bao bì thực phẩm chế biến sẵn. Đồng thời, với thức ăn để qua đêm hay chưa ăn hết thì bạn nên đậy kín hoặc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh tránh cho lũ chuột kéo đến nhà bạn.
Đuổi chuột bằng mùi hương thiên nhiên
Theo các nghiên cứu khoa học chứng minh, loài gặm nhấm này rất ghét những mùi tinh dầu, vì thế bạn có thể sử dụng mùi hương của một số nguyên liệu từ tự nhiên như tinh dầu bạc hà, chanh sả để xua đuổi chuột. Phương pháp này vừa có hiệu quả cao vừa đảm bảo an toàn cho mọi người và mạng lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, hương thơm cho không gian nhà bạn.
Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu có mùi mà bạn yêu thích vào 1 miếng bông nhỏ. Sau đó, đặt miếng bông vào các góc nhà, nơi để thùng rác hoặc những nơi mà lũ chuột hay xuất hiện. Sau 5-7 ngày, bạn nên thay miếng bông tẩm tinh dầu khác để duy trì hiệu quả.
Bên cạnh đó, để không gian nhà bạn luôn xanh, sạch và trong lành thì bạn nên trồng cây bạc hà ở sân vườn, ban công hay lối đi. Như vậy, vừa có rau thơm vừa đảm bảo lũ chuột hay các loại côn trùng khác không còn xuất hiện trong nhà bạn nữa. Các loài này rất khó chịu với mùi hương bạc hà, chính vì thế đây cũng là cách xua đuổi bọn chúng rất hữu ích.
Bạn hãy đặt một túi trà bạc hà, túi đựng lá bạc hà khô hay miếng bông thấm tinh dầu bạc hà trên đường mà chuột hay di chuyển vào nhà bạn. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy lũ chuột không xuất hiện nữa, để hiệu quả lâu dài thì khoảng 5-7 ngày nên thay túi đựng bạc hà. Ngoài sử dụng các loại tinh dầu có mùi hương bán sẵn bên ngoài, bạn có thể dùng sản phẩm có mùi nước tiểu của những loài động vật ăn thịt chuột để xua đuổi loài gặm nhấm này.
Lưu ý khi bẫy chuột bạn nên biết
Một lưu ý rất quan trọng mà bạn cần phải nhớ khi xua đuổi lũ chuột đó chính là chừa một lối đi cho chúng. Nếu bạn đuổi mà không chừa lối đi cho chúng thì hãy tưởng tượng xem, lũ chuột sẽ loạn trong nhà bạn và làm rối tung mọi thứ để tìm đường trốn thoát. Ngoài ra, chúng có thể chui vào tủ quần áo hay tủ đồ ăn để ẩn nấp luôn trong đó. Thật kinh khủng đúng không nào!
Hy vọng, với những cách bẫy chuột trên có thể giúp bạn bắt và xua đuổi bọn chuột đáng ghét ra khỏi nhà một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn đừng quên, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và những khu vực xung quanh để lũ chuột không có nơi ẩn nấp, quậy phá nhà bạn trước khi buộc bạn phải ra tay với chúng. Chúc bạn thành công với 5 cách bẫy chuột của Mẹo nhà sạch nhé!
Những câu hỏi thường gặp về cách bẫy chuột cống trong nhà
Chuột thường thích và những nơi có nguồn thức ăn như: bơ, đậu phộng, mỡ động vật, thóc gạo, cơm, phô mai, thịt, các loại hạt, trái cây, mật ong,… Vậy nên, bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm này để dùng làm mồi dẫn dụ chuột chui vào bẫy. Bạn cũng có thể trộn các loại mồi trên chung với cơm. Chỉ vậy thôi là bạn đã có thể tiêu diệt chuột đơn giản, tiết kiệm mà hiệu quả.
Chuột là loài vật rất thông minh, chỉ cần một chút sơ hở của bạn thôi cũng đủ khiến chúng biết tự đề phòng. Vậy nên, khi đặt bẫy chuột, bạn cần chọn những nơi chúng thường xuyên qua lại, tránh gây tiếng động lớn khiến chuột bỏ chạy.