Top 18 loại cây đuổi muỗi tốt nhất nên trồng trong nhà

Muỗi là con vật đáng ghét đối với tất cả mọi gia đình, nhất là những gia đình có con nhỏ. Nó không chỉ gây khó chịu mà còn là vật truyền bệnh nguy hiểm. Thế nên, mọi nhà đều có nhu cầu cần phải đuổi muỗi và diệt muỗi. Ngoài các cách diệt muỗi […]

Đã cập nhật 5 tháng 8 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Top 18 loại cây đuổi muỗi tốt nhất nên trồng  trong nhà

Muỗi là con vật đáng ghét đối với tất cả mọi gia đình, nhất là những gia đình có con nhỏ. Nó không chỉ gây khó chịu mà còn là vật truyền bệnh nguy hiểm. Thế nên, mọi nhà đều có nhu cầu cần phải đuổi muỗi và diệt muỗi. Ngoài các cách diệt muỗi thông thường như dùng bẫy, thuốc diệt côn trùng, tinh dầu… nhiều người còn trồng các loại cây đuổi muỗi để muỗi vừa không vào nhà vừa có thể trang trí cho không gian xung quanh thêm xanh đẹp.

Cây xanh đuổi muỗi là gì? Cách đuổi muỗi này có hiệu quả không?

Cây đuổi muỗi thường là những loại cây xanh có mùi thơm nhẹ khiến muỗi dị ứng không dám đến gần khu vực trồng. Cũng có nhiều loại cây có tinh dầu, dùng để xông trực tiếp hoặc chế biến thành tinh dầu để đuổi muỗi, làm sạch không khí. Đây là cách đuổi muỗi vô cùng hiệu quả tại nhà.

Với cây xanh đuổi muỗi, bạn có thể trồng nó như một loại cây cảnh trong nhà, trong vườn để vừa đuổi muỗi, vừa trang trí cho không gian thêm xanh hơn, đẹp hơn vì dụ như trồng trong vườn, trồng trong nhà, trên bệ cửa sổ hoặc trong nhà vệ sinh…Đa số các loại cây này đều dễ trồng và dễ chăm sóc nên bạn không cần phải quá lo lắng khi quyết định trồng các loại cây này.

cay-xanh-duoi-muoi-la-gi

Đuổi muỗi và côn trùng bằng cây sả

Đối với các bà nội trợ thì sả là một loại gia vị rất quen thuộc. Không chỉ thế, nó còn là cây đuổi muỗi rất hiệu quả. Vì chứa tinh dầu có mùi thơm dịu nhẹ nên hương sả giúp bạn có cảm giác dễ chịu, thỏa mái. Song đối với muỗi, thì hương sả lại khiến chúng khó chịu. Mùi sả khiến muỗi không dám đến gần cũng như khó xác định được vị trí con người để đốt. Cây sả rất dễ trồng, bạn chỉ cần tưới nước là cây đã có thể sinh trưởng, phát triển. Những nhà thành thị, có thể trồng sả trong chậu và để ban công, góc nhà, nơi có ít ánh sáng. Còn ở nông thôn có thể trồng sả quanh vườn để vừa dùng chế biến món ăn, vừa đuổi muỗi.

Cây hương thảo

Được biết đến là một loại cây cảnh giúp trang trí không gian ngôi nhà thêm xinh xắn. Hương thảo còn là một cây đuổi muỗi và có thể làm giá vị trong nấu nướng với mùi thơm nhè nhẹ. Đây cũng là một loại cây cũng khá dễ trồng, bạn chỉ cần đặt cây trong chậu, tưới nước, đủ ánh sáng là cây có thể phát triển tốt. Với loài cây này, bạn nên trồng ở vườn nhà, cửa sổ…

cay-huong-thao

Cây bạc hà giúp đuổi muỗi

Cây bạc hà cũng là một loại cây quen thuộc với nhiều người. Là loại gia vị có mặt trong nhiều món ăn, thức uống, bạc hà còn là cây đuổi muỗi thông dụng. Mùi bạc hà thanh mát giúp bạn vô cùng thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên chúng khiến cho lũ côn trùng như muỗi, gián, kiến “hoảng sợ” không dám đến gần. Với bạc hà, bạn có thể trồng thành từng khóm trong vườn nhà hoặc trồng trong chậu, treo ở ban công, đặt ở cửa sổ phòng ngủ, nhà vệ sinh đều rất phù hợp.

Trầu bà

Là một loại cây thân leo dễ trồng và chăm sóc, cây trầu bà có thể trồng thủy sinh. Cây có thể leo lên một trụ cứng đặt giữa chậu sẽ giúp bạn trang trí nhà cửa rất tốt. Bên cạnh đó, trầu bà cũng là cây đuổi muỗi và lọc không khí rất tốt. Với trầu bà, bạn có thể trồng ở ban công, góc nhà, trong nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng khách… Tuy nhiên, loại cây này có độc, thế nên, bạn nên cẩn trọng khi nhà có trẻ em.

trau-ba

Dạ hương

Có lẽ trong số những cây đuổi muỗi thì dạ hương là cây hiệu quả nhất bởi hoa dạ hương có hương thơm nồng nàn. Tuy nhiên, chính mùi hương quá gắt này sẽ khiến cho nhiều người khó chịu, thậm chí chóng mặt nếu hít trong thời gian lâu. Vì thế, tuy cây có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả nhưng bạn chỉ nên trồng nó ở không gian thoáng như vườn nhà và chỉ nên trồng một hoặc vài cây cách xa nhau.

Cây khuynh diệp xua đuổi muỗi

Cây khuynh diệp hay còn gọi là cây bạch đàn, là một loại cây trồng dùng để lấy gỗ và giúp cải tạo đất. Không những thế, khuynh diệp còn là cây đuổi muỗi vì lá cây giàu tinh dầu khiến cho các loại công trùng cảm thấy khó chịu. Ngày nay, người ta dùng tinh dầu của loài cây này để tạo nên các loại dầu khuynh diệp để trị bệnh và giúp kháng khuẩn. Với cây khuynh diệp, bạn chỉ có thể trồng ở vườn nhà vì thân hình nó to lớn, rất chiếm diện tích và bộ rễ của nó cũng lan tỏa rộng.

Dương xỉ

Là một loại cây cảnh khá quen thuộc với các gia đình, cây dương xỉ không những có khả năng lọc không khí rất tốt mà còn là cây đuổi muỗi hiệu quả, nhất là loài dương xỉ ngọt. Lá dương xỉ ngọt có chứa nhiều tinh dầu, bạn chỉ cần để nó trong phòng khách, cửa sổ phòng ngủ hoặc nhà vệ sinh là đã hạn chế được muỗi ở xung quanh khu vực này. Để hiệu quả hơn, bạn có thể vò một ít lá dương xỉ ngọt và cho vào bếp lửa, đảm bảo sẽ không có con muỗi nào dám lảng vảng tới gần khu vực đó.

duong-xi

Ngũ gia bì

Không chỉ là một cây cảnh giúp trang trí nhà hay bàn làm việc rất đẹp, ngũ gia bì còn được biết đến là cây đuổi muỗi rất tốt. Bên cạnh đó, ngũ gia bì còn giúp loại bỏ khí độc, chống ô nhiễm không khí, giúp cho căn nhà hay căn phòng của bạn luôn thoáng đãng và trong lành. Với những loại ngũ gia bì lớn, bạn có thể trồng trong chậu to, để ban công, góc phòng. Với những loại ngũ gia bì mini, bạn nên trồng trong chậu nhỏ, để bàn làm việc hoặc bàn tiếp khách cũng rất phù hợp.

Đuổi muỗi bằng cây xạ hương

Nghe tên là bạn đã biết loài cây này có mùi hương. Và chính mùi hương này sẽ làm cho các loại côn trùng, trong đó có loài muỗi bị “ngộ độc” mà không dám đến gần khu vực này. Mặc dù là cây đuổi muỗi nhưng mùi hương của nó lại giúp cho người trồng cảm thấy thư thái và thỏa mái nếu trong nhà có trồng vài cây xạ hương. Bên cạnh đó, để tăng thêm hiệu quả đuổi muỗi, bạn có thể kết hợp phương pháp “song kiếm hợp bích”: trồng cây xạ hương ngoài vườn, xông tinh dầu xạ hương trong nhà. Với phương pháp này, chắc chắn lũ muối sẽ kéo nhau né xa nhà bạn ngay tức khắc.

Cây kim tiền để bàn

Ngoài ý nghĩa phong thủy là thu hút tài lộc, giúp gia chủ phát tài, phát lộc thì kim tiền cũng là một loài cây đuổi muỗi hiệu quả. Vì thế, những khi mừng tân gia, khai trương hay mừng bạn bè có chỗ làm mới, người ta hay tặng cây kim tiền để vừa cầu chúc những điều tốt đẹp sẽ đến với người nhận vừa giúp xua đuổi những loại côn trùng gây hại. Với loại cây kim tiền nhỏ, bạn có thể trồng trong chậu, để bàn làm việc, vừa trang trí, vừa mang ý nghĩa phong thủy lại giúp đuổi muỗi.

Nhất mạt hương

Với hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng, nhất mạt hương được rất nhiều gia đình ưa chuộng dùng để trang trí phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng làm việc. Chính mùi hương dịu nhẹ giúp cho loài này có tác dụng là cây đuổi muỗi rất tốt. Bên cạnh đó, nó còn giúp không khí căn phòng thêm thỏa mái, tinh khiết. Với những gia đình có con nhỏ thì nhất mạt hương là loài cây trồng rất phù hợp, giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé trước các loài côn trùng nguy hiểm, trong đó có muỗi.

nhat-mat-huong

Hoa oải hương

Cũng giống như những loại cây khác, oải hương tỏa hương thơm nên nó cũng được biết đến là một cây đuổi muỗi hiệu quả. Tuy nhiên, khí hậu ở Việt Nam rất khó để oải hương phát triển vì thế, thay vì trồng loài cây này, bạn có thể mua 1 bó hoa oải hương và cắm trong phòng cũng có tác dụng xua đuổi muỗi rất tốt mà lại giúp căn phòng của bạn thêm đẹp và lãng mạn hơn.

Trồng cây phong lữ trong chậu giúp đuổi ruồi muỗi

Là một loại hoa dùng để trồng trang trí rất đẹp, phong lữ còn là cây đuổi muỗi khiến chúng không dám đến gần khu vực trồng. Mũi thơm của phong lữ còn giúp bạn thư thái đầu óc sau những giờ làm việc mệt mỏi. Phong lữ có nhiều màu như hồng, đỏ, tím nên bạn thỏa mái lựa chọn và rất dễ trồng.

Cây rau húng quế

Loài thảo mộc này ngoài tác dụng là một loại lá có thể dùng để ăn, nó cũng là cây đuổi muỗi vô cùng hiệu quả. Mùi thơm của nó khiến cho muỗi và các loại côn trùng khác không dám đến gần khu vực đó. Ngoài ra, lá cây húng quế còn có thể vò ra, bôi lên vết muỗi đốt để giảm nhẹ sưng tấy rất tốt. Ở Việt Nam, cây húng quế được trồng rất phổ biến.

Cây thủy sinh đuổi muỗi

Cây thủy sinh là cây trồng trong môi trường nước và đây trở thành một trào lưu khá phổ biến, nhất là đối với những người làm văn phòng. Và trong số những cây có thể trồng thủy sinh có cả những cây đuổi muỗi như trầu bà, dương xỉ, tỏi… Một chậu tỏi thủy sinh không chỉ độc, lạ giúp trang trí bàn làm việc mà còn giúp đuổi các loại côn trùng gây hại rất hiệu quả.

cay-thuy-sinh-duoi-muoi

Xá xị

Là một loại cây thân gỗ, có thể cao đến 30 mét, cây xá xị thường được trồng để làm bóng mát và giúp chữa được nhiều bệnh như ăn uống khó tiêu, đau xương khớp…Ngoài ra, nó cũng là cây đuổi muỗi bằng cách dùng tinh dầu của cây để xua đuổi muỗi. Tuy nhiên, bạn không nên hít tinh dầu xá xị trong thời gian dài bởi nó có thể làm bạn mệt mỏi.

Sen thơm

Sen là loài cây trồng trang trí quen thuộc nhưng nhiều loài sen có mùi thơm, và chính mùi thơm này làm cho muỗi bay xa, giúp bạn không bị muỗi tấn công, nhất là trong mùa sinh sản của chúng. Ngoài tác dụng là cây đuổi muỗi, hương thơm của sen cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái tinh thần hơn.

Lưỡi hổ

Đây là loại cây trồng ngày càng được ưa chuộng nó có nhiều tác dụng như thanh lọc không khí, hút chất độc và là cây đuổi muỗi rất hiệu quả. Thực tế cho thấy, nhà nào trồng nhiều lưỡi hổ thì sẽ ít muỗi hơn. Loài cây này cũng rất dễ trồng, thậm chí không cần chăm sóc mà vẫn tươi tốt.

Thông tin về cách chăm sóc các loại cây đuổi muỗi

Các loài cây đuổi muỗi đa số đều rất dễ trồng và chăm sóc. Đối với những cây thân gỗ, bạn trồng trong vườn nhà, tưới nước đầy đủ là được. Còn đối với những loại cây thảo mộc hay hoa, bạn có thể trồng ngoài đất hoặc trong chậu, để nơi có ánh sáng vừa phải, tưới nước, bón phân định kỳ. Đối với những loài cây thủy sinh, bạn trồng trong chậu, để bàn làm việc, bàn tiếp khách…lâu lâu mang ra ngoài cho cây lấy ánh sáng, bón phân theo hướng dẫn.

Trên đây là 18 loại cây đuổi muỗi mà bạn có thể trồng trong vườn, trong phòng hoặc trong nhà. Với những gợi ý trên, hi vọng bạn sẽ nhanh chóng tìm mua và mang chúng về trồng để xua đuổi những loại côn trùng gây hại, trong đó có muỗi nhằm giúp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Mẹo Nhà Sạch chúc bạn thành công!

>> Xem thêm: