Cách Nấu Nha Đam Đường Phèn Giòn Ngon Không Đắng, Nhớt

Nha đam là một nguyên liệu rất quen thuộc với nhiều chị em phụ nữ. Không chỉ được sử dụng để chăm sóc da mà còn là nguyên liệu để chế biến món nha đam đường phèn được rất nhiều người yêu thích. Vậy làm thế nào để nấu nha đam đường phèn giòn, không […]

Đã cập nhật 30 tháng 7 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Cách Nấu Nha Đam Đường Phèn Giòn Ngon Không Đắng, Nhớt

Nha đam là một nguyên liệu rất quen thuộc với nhiều chị em phụ nữ. Không chỉ được sử dụng để chăm sóc da mà còn là nguyên liệu để chế biến món nha đam đường phèn được rất nhiều người yêu thích. Vậy làm thế nào để nấu nha đam đường phèn giòn, không bị đắng, nhớt? Hãy cùng chúng tôi vào bếp tham khảo một số cách làm nha đam đường phèn tại nhà cực kỳ đơn giản trong bài viết này nhé!

Uống nước nha đam đường phèn tốt không, có tác dụng gì?

Nha đam (lô hội) là loại cây đường trồng phổ biến và được chế biến thành các loại nước, món chè khác nhau. Nhiều người thắc mắc, uống nha đam đường phèn có tốt không? Trên thực tế, theo một số chuyên gia dinh dưỡng, nếu chúng ta không mắc các bệnh như dị ứng, trĩ hay phụ nữ mang thai thì việc uống nha đam đường phèn mỗi ngày theo liệu lượng vừa phải sẽ mang lại rất nhiều tác dụng.

  • Tốt cho hệ tiêu hóa
  • Ổn định đường huyết
  • Tăng cường lưu thông máu
  • Chống viêm, kháng khuẩn
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Ngăn ngừa ung thư

Ngoài những lợi ích tuyệt vời trên, uống nha đam đường phèn còn là một giải pháp chăm sóc sắc đẹp toàn diện. Loại nước này có khả năng giải độc, thanh nhiệt giúp làm dịu cơn nóng trên da, loại bỏ nguyên nhân đầu tiên gây ra mụn nhọt. Nha đam còn giúp dưỡng da từ sâu bên trong làm da trắng sáng, mịn màng, hồng hào và căng tràn sức sống. 

Uống nước nha đam đường phèn tốt không, có tác dụng gì?

Cách nấu nha đam đường phèn giòn ngon

Nguyên liệu làm nha đam đường phèn

  • Nha đam: 2 kg
  • Hạt chia: 1 muỗng canh
  • Đường phèn: 180g
  • Muối: 2 thìa cafe
  • Lá dứa: 6 nhánh

Cách nấu

  • Nha đam sau khi mua về, mang đi rửa sạch rồi cắt thành từng khúc có chiều dài khoảng 1 bàn tay. Sau đó, dùng dao bào gọt bỏ lớp vỏ và cho vào nước ngâm khoảng 2 phút rồi vớt ra để ráo nước, cắt thành hạt lựu nhỏ. 
  • Pha loãng 1 thìa cafe muối với 2 lít nước vào thau rồi cho nha đam đã cắt hạt lựu vào ngâm khoảng 10 phút để ra hết nhựa. Sau đó, vớt nha đam ra rửa sạch lại nhiều lần và để ráo nước. 
  • Lấy nước ấm khoảng 40-50 độ C cho nha đam vào trụng sơ khoảng 5 phút rồi vớt ra cho vào thau nước đá ngâm khoảng 3 phút thì vớt ra và để ráo nước.
  • Cho nha đam đã sơ chế cùng 90g đường vào thau trộn đều. Ướp khoảng 30 phút cho nha đam thấm đều đường.
  • Đổ 2 lít nước vào nồi rồi đun lửa lớn. Đến khi nước sôi thì cho 1 thìa cafe muối, 90g đường và 6 nhánh lá dứa vào. Nấu với lửa lớn khoảng 10 phút rồi vớt lá dứa ra và tắt bếp.
  • Để nước đường phèn nguội khoảng 5 phút. Cho nha đam đã ướp cùng 1 muỗng canh hạt chia vào khuấy đều. Bạn đã hoàn thành món nha đam đường phèn hạt chia thơm ngon. 

Cách uống nha đam nấu đường phèn

Bạn có thể cho nước nha đam vào tủ lạnh và bảo quản. Khi uống chỉ cần rót ra ly và thưởng thức. Nhiều người còn cho thêm đá vào uống cùng để tăng độ mát. Nước nha đam có vị thơm của lá dứa, vị ngọt thanh của đường phèn và vị giòn dai, thanh mát của nha đam cùng hạt é, tạo nên một thứ nước giải khát tuyệt vời trong những ngày hè.

Cách nấu nha đam đường phèn giòn ngon

Hy vọng, với cách làm nha đam đường phèn trên đã giúp bạn nấu được loại thức uống này. Giúp giải nhiệt cơ thể và tốt cho sức khỏe mà không tốn quá nhiều thời gian. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm công thức cách làm nha đam đường phèn lá dứa hạt chia. Cuối cùng, Mẹo Nhà Sạch chúc bạn thành công!

>> Xem thêm:

Những câu hỏi thường gặp về cách làm nha đam nấu đường phèn

Tại sao nấu nha đam với đường phèn lại bị đắng?

Lá nha đam gồm có phần: vỏ, gel và mủ. Và phần mủ này chính là nguyên nhân khiến cho nha đam có vị đắng. Mủ là chất lỏng màu vàng nằm giữa phần vỏ và gel. Vì vậy, để nha đam không bị đắng, bạn cần rửa sạch phần mủ bằng nước sạch cho đến khi phần mủ được loại bỏ hoàn toàn.

Làm cách nào để nấu nha đam không bị nhớt?

Bạn cho muối hột vào trộn đều với phần thịt nha đam, chà xát nhẹ nhàng. Muối sẽ giúp loại bỏ bớt chất nhớt trong nha đa. Ngoài ra, bạn có thể làm thêm 1 bước là chần sơ nha đam với nước sôi, sau đó vớt nha đam ra và ngâm vào thau nước đá. Cách làm này không chỉ giúp nha đam bớt nhớt mà còn giòn dai.