Hướng dẫn cách vệ sinh bếp nhà hàng chuẩn nhất với 6 bước

Một trong những thách thức lớn nhất khi vận hành một nhà hàng chính là giữ cho nhà bếp luôn sạch sẽ. Điều này không chỉ giúp khách hàng đánh giá cao mà còn là vấn đề liên quan đến pháp luật. Do đó, có rất nhiều việc bạn phải làm trước, trong và sau […]

Đã cập nhật 9 tháng 6 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Hướng dẫn cách vệ sinh bếp nhà hàng chuẩn nhất với 6 bước

Một trong những thách thức lớn nhất khi vận hành một nhà hàng chính là giữ cho nhà bếp luôn sạch sẽ. Điều này không chỉ giúp khách hàng đánh giá cao mà còn là vấn đề liên quan đến pháp luật. Do đó, có rất nhiều việc bạn phải làm trước, trong và sau mỗi ca làm để bảo đảm an toàn khâu vệ sinh và sức khoẻ của khách hàng. Cùng Mẹo Nhà Sạch tìm hiểu quy trình vệ sinh bếp nhà hàng chuẩn nhất với 6 bước đơn giản dưới đây!

1. Làm sạch mặt bàn và bề mặt cứng

Ngoài việc hạn chế làm rơi đồ ăn, vết bẩn lên bề mặt bếp, việc quan trọng nhất trong quy trình vệ sinh bếp nhà hàng chính là lau sạch mặt bàn vài lần trong ngày và trả chúng về trạng thái ban đầu. Lấy các vật dụng ra khỏi bề mặt, sau đó dùng bình xịt khử trùng xịt cách về mặt khoảng 8-12 cm và lau sạch bằng khăn vải mềm. Để khu vực này khô thoáng trước khi đặt các vật dụng trở lại mặt bàn.

Trong một số trường hợp nếu thức ăn khô hoặc đồ uống bị đổ, hãy dùng bàn chải mềm và nước xà phòng ấm để cọ mặt bếp. Ngoài ra, khi làm sạch bề mặt gạch, hãy sử dụng các chất khử trùng chuyên dụng dành cho gạch để có thể loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn bám trên vữa.

Vệ sinh bếp nhà hàng - Làm sạch mặt bàn và bề mặt cứng

2. Vệ sinh các thiết bị nấu nướng

Các thiết bị chuyên dụng sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn nếu được làm sạch đúng cách. Lau sạch các thiết bị nấu nướng hàng tuần và hàng tháng để đảm bảo chúng luôn sáng bóng như mới.Các thiết bị nấu nướng cần thường xuyên vệ sinh như:

  • Lò vi sóng;
  • Lò nướng;
  • Dụng cụ mồi lửa;
  • Nồi, niêu, xoong, chảo… 

Làm sạch các thiết bị này bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng sau mỗi lần sử dụng. Bên cạnh đó, lò nướng cũng nên được làm sạch sâu bởi dịch vụ chuyên vệ sinh bếp nhà hàng ít nhất sáu tháng một lần.

3. Vệ sinh ống xả và lỗ thông hơi

Quá nhiều dầu mỡ và cặn bẩn trong lỗ thông hơi và ống xả có thể làm không khí trong không gian bếp của bạn trở nên hôi thối và khó chịu. Hãy rửa các nắp thông hơi và vệ sinh bếp nhà hàng ở khu vực đó vài tháng một lần hoặc vài tuần nếu bạn sử dụng chiên, xào hàng ngày. Đối với các ống xả, đổ bỏ các chất cặn bản trong bộ lọc nước hàng ngày. Nếu nhận thấy bộ lọc bị hư hỏng, chẳng hạn như bể vỡ, hãy thay thế chúng ngay lập tức để ngăn các chất cặn chảy xuống gây tắc đường ống nhà hàng. 

4. Làm sạch sàn bếp, tường, trần nhà

Sàn nhà là nơi chứa nhiều bụi bẩn nhất bởi việc thường xuyên qua lại và đương nhiên, chúng nên được vệ sinh hàng ngày. Bắt đầu vệ sinh bếp nhà hàng bằng máy hút bụi hoặc dùng chổi loại bỏ bụi bẩn. Sau đó lau sàn bằng cây lau nhà cách kết hợp nước (hoặc nước ấm) và dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Nếu bạn cần làm sạch các vết dầu mỡ tràn ra ngoài, hãy đảm bảo sử dụng chất tẩy dầu mỡ cao cấp thay vì dung dịch thông thường.Thỉnh thoảng bạn nên vệ sinh tường và trần nhà định kỳ 2 tuần hoặc hàng tháng. Hơi nước và dầu mỡ trong không khí có thể gây ra các mảng bám và gây mùi hôi khó chịu. Sử dụng một miếng vải mềm hoặc bàn chải lông mềm kết hợp với các chất tẩy rửa thích hợp để chà sạch vết bẩn tích tụ. 

Vệ sinh bếp nhà hàng - Làm sạch sàn bếp, tường, trần nhà

5. Vệ sinh bồn rửa

Bồn rửa là dụng cụ không thể thiếu trong mỗi gian bếp, nhất là đối với bếp nhà hàng. Vì vậy, khu vực này phải luôn sạch sẽ và trông thật chuyên nghiệp. Sử dụng bịt xịt khử trùng để lau bồn rửa thường xuyên hoặc vào các ngày cuối tuần để ngăn ngừa sự tích tụ cặn. Điều này không chỉ sẽ giữ cho hệ thống thoát nước và đường ống sạch sẽ mà còn giúp cải thiện chất lượng nước đồng thời nhà bếp của bạn sẽ luôn sạch và an toàn.

6. Vệ sinh các khu vực lưu trữ

Khu vực lưu trữ bao gồm giá đỡ, các phòng đựng nguyên liệu và tủ lạnh. Muốn vệ sinh bếp nhà hàng đúng tiêu chuẩn, đầu tiên phải lấy toàn bộ các vật dụng ra khỏi khu vực và làm sạch bụi, mảnh vụn… Sau đó, dùng bàn chải lông mềm và chất tẩy rửa để chà sạch dầu mỡ, cặn bẩn hoặc vết bẩn bám trên bề mặt. Giải pháp làm sạch bằng nước ấm với xà phòng hoặc giấm cũng được đánh giá rất cao. Hãy làm sạch toàn bộ khu vực lưu trữ trong bếp nhà hàng của bạn 6 tháng một lần nhé!

Vệ sinh nhà cửa đã khó, vệ sinh bếp nhà hàng còn khó hơn. Để giúp duy trì một nhà hàng hợp vệ sinh, hãy cố gắng ưu tiên sự sạch sẽ lên hàng đầu và vạch ra quy trình làm sạch chuẩn nhất. Trong bài viết này, Mẹo Nhà Sạch đã hướng dẫn bạn các quy trình vệ sinh nhà bếp mà tất cả các nhà hàng phải tuân theo, vì vậy bạn có thể chắc chắn rằng cơ sở của mình đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý về độ sạch sẽ.

Quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng như thế nào?

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng dưới đây.
– Phân loại dụng cụ thành các nhóm để vệ sinh.
– Sử dụng chất tẩy rửa và nước để rửa sạch vết bẩn bám trên dụng cụ nhà hàng.
– Đánh bóng dụng cụ.
– Lau khô dụng cụ và xếp ngăn nắp theo khu vực.

Vệ sinh khu vực bếp nhà hàng cần lưu ý gì

Khu vực bếp nhà hàng thường là nơi dính nhiều dầu mỡ, vết bẩn. Để làm sạch bạn hãy dùng hỗn hợp gồm nước cốt chanh, bột baking soda, nước. Hãy pha theo tỉ lệ 4 muỗng nước cốt chanh : 1 muỗng bột baking soda : 3 muỗng nước lọc. Sau đó, bôi hỗn hợp lên bề mặt bếp, lò nướng. Bạn chờ khoảng 15-20 phút sau đó dùng khăn lau sạch. Các vết bẩn sẽ dẫn biến mất.

Có nên lên lịch vệ sinh nhà bếp thường xuyên hay không?

Việc lên lịch vệ sinh nhà bếp thực sự rất cần thiết. Bếp là nơi nấu ăn thường xuyên nên sẽ dễ bẩn, phát sinh vi khuẩn. Vậy nên, bạn cần thường xuyên lên lịch vệ sinh nhà bếp theo ngày, tuần. Ngoài ra, đừng quên phân chia lịch dọn dẹp theo khu vực, dụng cụ,… để nhà bếp của bạn luôn trong trạng thái sạch như mới nhé!