Hàm răng có bao nhiêu cái? Công dụng của hàm răng

Hàm răng là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hàm răng không chỉ giúp chúng ta cắn nhai thức ăn một cách hiệu quả, mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm, nói chuyện, và tạo nụ cười đẹp tự nhiên. Bài viết này sẽ […]

Đã cập nhật 4 tháng 8 năm 2023

Bởi Thảo Phạm

Hàm răng có bao nhiêu cái? Công dụng của hàm răng

Hàm răng là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hàm răng không chỉ giúp chúng ta cắn nhai thức ăn một cách hiệu quả, mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm, nói chuyện, và tạo nụ cười đẹp tự nhiên. Bài viết này sẽ khám phá cấu tạo của hàm răng, từng loại răng khác nhau trên hàm, và trả lời câu hỏi con người có bao nhiêu cái răng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tầm quan trọng của hàm răng và tại sao chúng cần được chăm sóc răng miệng đúng cách.

Số lượng răng ở trẻ em và người lớn sẽ khác nhau qua từng giai đoạn. Sau đây là số răng tương ứng khi mọc đầy đủ ở trẻ em và người trưởng thành.

 Hàm răng có bao nhiêu cái ở trẻ em?

Chiếc răng đầu tiên sẽ nhô lên khỏi lợi khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Dần dần, các răng còn lại sẽ mọc lên đầy đủ cho tới khi đủ 20 chiếc trên cả 2 hàm trên và dưới. Như vậy, 20 chiếc răng sữa này sẽ giúp trẻ ăn nhai cho đến khi trẻ lên 5 thì quá trình rụng răng sữa và thay thế bằng răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu.

Xem thêm: Trẻ mấy tháng mọc răng?

 Hàm răng có bao nhiêu cái ở người trưởng thành?

Một người trưởng thành sau khi mọc răng đầy đủ sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng vĩnh viễn, kể cả 4 chiếc răng khôn nằm ở 2 hàm. Những chiếc răng này chỉ mọc lên 1 lần duy nhất và không thể tự khôi phục lại sau khi mất đi nên bạn cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ sức khỏe răng miệng thật tốt.

Cấu tạo của răng

Răng được chia thành 2 phần là chân răng và thân răng. Giữa 2 phần này được phân tách bởi cổ răng.

  • Chân răng: là phần bên dưới cắm vào ổ răng xương hàm. Phần răng này được bao bọc bởi phần lợi bám từ chóp chân răng đến cổ lợi. Bên trong mỗi chiếc răng được cấu tạo bởi một buồng tủy chứa các dây thần kinh và mạch máu. Tùy thuộc vào từng vị trí và loại răng khác nhau sẽ quyết định số lượng chân răng. Thường thì các răng như răng nanh, răng cửa trước sẽ có 1 chân, còn các răng hàm nhỏ có từ 1 – 2 chân, răng hàm lớn là 3 chân. Đối với răng không số lượng chân không cố định;
  • Thân răng: chính là phần nhô lên khỏi lợi mà chúng ta có thể thấy được. Có tất cả 5 mặc chân răng đó là: mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai và 2 mặt bên.

Các thành phần của răng

Cấu tạo của răng bao gồm 3 phần là tủy răng, ngà răng và men răng:

  • Tủy răng: đây là phần mô có cấu trúc mềm, lỏng lẻo chứa trong ống tủy và buồng tủy, được coi là thành phần sống chủ yếu của răng. Từ bên trong thân răng, tủy răng kéo dài đến tận cuối chân răng. Tại đây có một lỗ mở thông với xương hàm để mở cửa cho hệ thống thần kinh, các mạch máu hay bạch mạch đi vào hốc tủy để cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi răng;
  • Ngà răng: bộ phận này chứa 30% chất hữu cơ, nước và 70% chất vô cơ, tính chất khá xốp và có màu hơi vàng, nằm trong men răng và chiếm tỷ trọng lớn khối lượng răng. So với men răng thì ngà răng ít cứng hơn, kéo dài từ thân răng tới chân răng. Bên trong ngà răng là buồng tủy và ống tủy. Do các ống thần kinh Tomes nằm trong ngà răng nên nó đem lại cảm giác, đặc biệt nhạy cảm với các tác động về nhiệt độ từ bên ngoài. Ngà chân răng được bao phủ bởi xi măng (cement) chân răng, đây cũng chính là điểm bám của dây chằng nha chu;
  • Men răng: bộ phận này chứa 1% chất hữu cơ, 3% nước và 96% còn lại là chất vô cơ (phần lớn là Hydroxyapatite). Men răng là vật chất cứng nhất trong cơ thể, bao phủ ngoài thân răng, có thể chịu lực tác động lớn và gần như không có cảm giác.
Cấu tạo hàm răng
Cấu trúc của răng

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng của hàm răng trong cuộc sống hàng ngày. Hàm răng không chỉ giúp chúng ta tiến hành các hoạt động nhai thức ăn một cách hiệu quả, mà còn ảnh hưởng đến việc phát âm và nụ cười của chúng ta. Hàm răng còn phản ánh sự phát triển và sức khỏe của con người. Để duy trì hàm răng khỏe mạnh, chúng ta cần chăm sóc răng miệng đúng cách từ những năm tháng đầu đời và duy trì thói quen chăm sóc răng miệng định kỳ.

Tags: