Cách đánh bóng gỗ cũ đẹp trở lại như mới mua

Hiện nay, có nhiều gia đình sử dụng đồ gỗ để trang trí nội thất trong không gian sống của mình. Tuy nhiên, đồ gỗ thường bị trầy xước hoặc bị cũ đi theo thời gian. Vậy làm sao để bảo quản và đâu là cách đánh bóng gỗ cũ đẹp trở lại như mới? […]

Đã cập nhật 20 tháng 5 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Cách đánh bóng gỗ cũ đẹp trở lại như mới mua

Hiện nay, có nhiều gia đình sử dụng đồ gỗ để trang trí nội thất trong không gian sống của mình. Tuy nhiên, đồ gỗ thường bị trầy xước hoặc bị cũ đi theo thời gian. Vậy làm sao để bảo quản và đâu là cách đánh bóng gỗđẹp trở lại như mới? Có lẽ đây là câu hỏi khiến nhiều gia đình “đau đầu” mỗi khi vệ sinh nhà cửa. Hãy cùng Mẹo nhà sạch đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đánh bóng gỗ bằng cana

Cana là một loại xi đánh bóng đồ gỗ cũ chuyên dụng có xuất xứ từ Thái Lan và bạn có thể dễ dàng mua chúng ở các siêu thị, hàng tạp hóa… Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Bạn chỉ cần lấy một ít Cana cho vào một chiếc khăn vải mềm,
  • Sau đó xoa đều lên bề mặt gỗ và để như thế trong vòng 5 phút.
  • Tiếp theo, bạn dùng khăn sạch, lau sạch lớp Cana.

Chỉ cần các bước dễ dàng này là các vật dụng bằng đồ gỗ nhà bạn đã trở nên sáng bóng hơn rồi.

danh-bong-go-bang-cana

2. Cách đánh bóng mặt gỗ, sàn gỗ bị xước bằng dung dịch dầu lanh 

Sử dụng dầu lanh để đánh bóng gỗ là một trong những cách làm vô cùng hiệu quả. Dầu lanh có thể dùng được cho tất cả các loại gỗ, chỉ trừ những sản phẩm nội thất/ngoại thất được làm từ chất liệu gỗ sồi.

Cách làm như sau:

  • Làm sạch và khô bề mặt gỗ trước khi dùng dầu lanh để đánh bóng.
  • Sau đó, cho một ít dầu lanh vào miếng vải cotton. Chà miếng vải này lên trên bề mặt các vật dụng bằng gỗ theo chiều các thớ gỗ, đợi khoảng 20 phút.
  • Tiếp theo, bạn dùng một miếng vải khác để lau đi phần dầu lanh còn thừa trên gỗ. 
  • Sau 24 tiếng đồng hồ, khi dầu đã khô, bạn tiếp tục phủ lớp dầu lanh thứ 2 lên bề mặt gỗ theo cách như trên.
  • Ở 24 giờ nữa, bạn tiếp tục phủ lớp dầu lanh thứ 3 và đợi dầu khô hoàn toàn mới được đem đồ gỗ đó vào sử dụng. Như vậy là gỗ của bạn đã trở nên sáng bóng nhờ dầu lanh rồi.

Tìm hiểu thêm: Top 5 dung dịch đánh bóng đồ gỗ tốt nhất

3. Sử dụng bình xịt nước đánh bóng đồ gỗ chuyên dụng

Bình xịt nước đánh bóng là một những cách làm mới đồ gỗ được nhiều gia đình áp dụng hiện . Có rất nhiều loại bình xịt nước đánh bóng gỗ trên thị trường, công dụng chung của chúng là tẩy rửa tạo độ bóng, có khả năng làm mờ vết xước trên bề mặt gỗ mà không hề bào mòn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ.

Cách sử dụng bình xịt nước đánh bóng gỗ vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần xịt dung dịch lên trên bề mặt gỗ rồi dùng khăn lau lại cho sạch. Đồ gỗ nhà bạn sẽ nhanh chóng trở nên sáng bóng như mới. Đa số các loại bình xịt đều được thiết kế với 2 chế độ xịt khác nhau, vì thế bạn có thể tùy chọn là phun sương hay phun tia.

4. Cách đánh bóng gỗ lũa bằng keo sáp mật ong

Với thành phần là sáp ong tinh khiết và một số phụ gia khác, keo sáp ong có khả năng đánh bóng, diệt khuẩn và làm sáng bề mặt gỗ lũa một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, nó còn có thể xóa các vết xước trên gỗ lũa. Việc sử dụng chúng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần cho một ít keo sáp ong vào miếng vải sạch rồi lau bề mặt của gỗ lũa.

Qua vài lần lau, món gỗ lũa của bạn sẽ trông như mới và sáng bóng hơn. Đây là một sản phẩm an toàn, không màu và không mùi, rất tiện dụng cho việc vệ sinh nội thất. Xem chi tiết cách đánh bóng gỗ lũa đúng kỹ thuật trong bài viết này.

5. Làm sạch và đánh bóng đồ gỗ, sàn gỗ tự nhiên bằng vải

Phương pháp đánh bóng đồ gỗ bằng vải khá đơn giản và được nhiều gia đình áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp làm gỗ sáng bóng hơn chứ không thể xóa các vết xước trên gỗ. Vì thế bạn cần lưu ý khi áp dụng nó.Để tăng hiệu quả làm bóng gỗ với vải mềm, bạn nên nhúng vải vào nước trà xanh đậm đặc.

Sau đó, dùng khăn vải này chà miết trên bề mặt gỗ cho đến khi chúng sáng bóng trở lại. Lưu ý, bạn nên dùng nước trà đặc được nấu từ trà tươi, không nên dùng trà túi lọc để đảm bảo hàm lượng các chất trong trà ít bị giảm đi do quá trình xử lý.

danh-bong-go-bang-vai

6. Đánh bóng gỗ bằng máy mài cầm tay

Máy mài là một dụng cụ đánh bóng đồ gỗ chuyên dụng được sử dụng khá rộng rãi nhờ sự tiện lợi và hiệu quả. Loại máy này có tác dụng làm bóng sáng bề mặt đồ gỗ bị trầy xước. Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng máy mài như là Bosch, Makita… Bạn có thể tham khảo: Top 5 loại máy đánh bóng gỗ cầm tay mini tốt nhất.

7. Đánh bóng lại đồ gỗ cũ tại nhà bằng xi đánh giày

Trong trường hợp bạn không thể đi mua xi đánh bóng chuyên dụng thì chúng ta có thể tận dụng xi đánh giày để làm mới đồ gỗ trong nhà. Trước tiên, bạn dùng khăn vải mềm lâu thật sạch vị trí cần đánh bóng. Bôi một ít xi đánh giày lên trên bàn chải rồi chà nhẹ nhàng và thật kỹ lên vị trí cần đánh bóng.

Tiếp theo, bạn dùng khăn vải lau sạch lại một lần nữa là bề mặt đồ gỗ nhà bạn lại khôi phục như mới. Lưu ý, cần chọn màu xi đánh giày cho trùng khớp với màu đồ gỗ nhà bạn nhé!

8. Mẹo đánh bóng đồ gỗ bằng lá chuối khô

Đánh bóng đồ gỗ bằng lá chuối khô – nghe thì có vẻ khá lạ lẫm nhưng thật ra phương pháp này vô cùng hữu hiệu đấy. Và đây là cách mà từ lâu ông bà ta đã sử dụng vì lúc đó chưa có các sản phẩm chuyên dụng như ngày nay. Để đảm bảo cho bề mặt gỗ không bị trầy xước khi đánh bóng, bạn nên dùng khăn sạch hoặc chổi sơn lau thật sạch các món đồ qua một lượt.

Sau đó, bạn dùng một miếng lá chuối khô, chà miết trên bề mặt gỗ cho đến khi gỗ bắt đầu sáng bóng. Đây là một cách vô cùng đơn giản và hiệu quả so với các cách làm bóng gỗ khác bởi nó có thể làm sáng bóng đối với các loại mặt gỗ lì.

9. Cách đánh bóng gỗ bằng vecni

Hầu hết các vật dụng bằng gỗ mà bạn mua về để trang trí nội thất đều được phủ một lớp vecni. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, lớp vecni nãy sẽ mất đi và đỗ gỗ trở nên tối màu, mất độ sáng bóng như ban đầu. Để khôi phục lại lớp vecni này, không còn cách nào khác đó là bạn phải dùng một lớp vecni khác để thay thế. Lưu ý, nên chọn màu vecni trùng với lớp vecni cũ. Cách đánh vecni cho gỗ như sau:

  • Đầu tiên, bạn làm sạch bề mặt gỗ để tránh bụi bẩn có thể làm xước bề mặt trong quá trình đánh bóng.
  • Dùng khăn mịn hoặc chổi sơn nhúng vào vecni và đánh đều lên trên vị trí cần làm bóng.
  • Để lớp vecni này khô trong khoảng 5 tiếng đồng hồ rồi tiếp tục đánh lần 2.
  • Sau đó đợi vecni khô hoàn toàn, bạn dùng khăn vải mềm lau lại bề mặt gỗ nhiều lần cho nó thêm sáng bóng.
dung-vec-no-danh-bong-g0

10. Cách đánh bóng gỗ bằng giấy nhám

Giấy nhám là một vật liệu không thể thiếu trong ngành vệ sinh đồ gỗ. Nó có tác dụng mài và đánh bóng bề mặt gỗ vô cùng hiệu quả. Đối với việc vệ sinh, làm sáng bóng đồ gỗ trong gia đình, chúng ta cũng có thể dùng giấy nhám để đánh bóng đồ gỗ. Tuy nhiên, nên chọn loại giấy nhám có độ nhám nhẹ, hạt mài nhỏ và khi thực hiện cần phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận.

Đồ gỗ là một vật dụng khá phổ biến trong mỗi gia đình hiện nay. Vì thế, với những cách đánh bóng đồ gỗMẹo nhà sạch đã chia sẻ ở trên, hi vọng bạn sẽ lựa chọn cho mình cách phù hợp nhất để giữ cho những món đồ nội thất bằng gỗ trong nhà mình luôn sáng đẹp như mới.

>> Xem thêm:

Các câu hỏi thường gặp về cách đánh bóng đồ gỗ cũ

Bình xịt, dung dịch đánh bóng gỗ nào tốt?

Ngoài những cách đánh bóng gỗ thông thường, bạn cũng có thể sử dụng các loại bình xịt, dung dịch đánh bóng gỗ. Ở đây, chúng tôi có thể gợi ý cho bạn top 3 bình xịt đánh bóng gỗ chuyên dụng tốt nhất hiện nay: Pledge, Eco polish, Hando…

Dầu đánh bóng gỗ là gì ??

Dầu đánh bóng gỗ được biết đến là một nguyên liệu khá quen thuộc trong ngành công nghiệp gỗ. Sản phẩm tương tự như sơn PU, dầu đánh bóng gỗ có cấu tạo từ loại polymer, cùng với một số thành phần khác. Bên cạnh khả năng làm sáng bóng gỗ, dầu đánh bóng gỗ còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực khác của cuộc sống.

Làm cách nào để đánh bóng gỗ tự nhiên ?

Cách đánh bóng gỗ tự nhiên đơn giản nhất là gì? Những gì bạn cần làm chỉ là pha loãng giấm và dầu ăn theo tỉ lệ 1:2, sau đó trộn đều tạo được dung dịch đánh bóng gỗ. Sử dụng khăn mềm nhúng vào hỗn hợp trên rồi lau lên gỗ. Bạn có thể lặp đi lặp lại bước này đến khi thấy gỗ sáng bóng và các vết xước, vết bẩn mờ dần và biến mất nhé!