Top 50 trần thạch cao phòng ngủ đẹp, hiện đại nhất 2022

Trần phòng ngủ là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên kết cấu toàn diện cho cả căn phòng. Với công dụng hữu ích từ nguyên liệu thạch cao mang lại, hiện nay có rất nhiều người sử dụng trần thạch cao cho phòng ngủ của họ.

Đã cập nhật 16 tháng 9 năm 2022

Bởi thaovu

Top 50 trần thạch cao phòng ngủ đẹp, hiện đại nhất 2022

Với lối thiết kế ngày càng hiện đại và mới lạ, người dùng luôn muốn ngôi nhà của mình trở nên khang trang và đẹp hơn. Trong đó, diện mạo phòng ngủ rất được chú trọng. Trần phòng ngủ là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên kết cấu toàn diện cho cả căn phòng. Với công dụng hữu ích từ nguyên liệu thạch cao mang lại, hiện nay có rất nhiều người sử dụng trần thạch cao cho phòng ngủ của họ.

>> Xem thêm:

Nguồn bài viết tham khảo từ JYSK.vn

Trần thạch cao phòng ngủ

Các loại trần thạch cao

Trần thạch cao hay còn được gọi theo cách khác là trần giả. Đây là hệ thống trần được làm từ chất liệu thạch cao và có khung xương cố định làm giá đỡ chắc chắn. Trần nguyên thủy sẽ được lớp trần thạch cao bảo vệ vì lớp trần này được đặt dưới lớp trần nguyên thủy, góp phần làm tăng sự thẩm mỹ cho cả căn nhà. Ngoài ra, trần thạch cao còn có công dụng hữu hiệu khi có chức năng cách âm, chống cháy, tiêu âm,…

Trần thạch cao phòng ngủ được trang trí bởi hệ thống đèn ngủ giản đơn, hay những nội thất đèn ngủ sang trọng tùy theo phong cách chủ sở hữu. Gam màu chính của trần thạch cao thường là màu trắng, hoặc là màu chủ đạo của ngôi nhà.

Để lựa chọn loại trần thạch cao, người dùng cần tìm hiểu về chức năng và kiểu dáng của chúng. Hiện nay, trần thạch cao phòng ngủ có 3 chức năng và 2 kiểu dáng. 

Các loại trần thạch cao phòng ngủ được thiết kế dựa trên gam màu chủ đạo của ngôi nhà, được cách điệu bởi các nội thất như đèn ngủ, đèn trang trí, tranh ảnh,…giúp cho phòng ngủ thêm phần bắt mắt (Nguồn: Internet)

Phân loại theo chức năng

Phòng ngủ là nơi cần có sự yên tĩnh nhất định, là khu vực cần được đảm bảo an toàn để bạn thoải mái trong sinh hoạt và có được giấc ngủ ngon mà không bị quấy nhiễu bởi tiếng ồn. Để đạt được tiêu chí phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng, trần thạch cao có 3 chức năng chính là: chống ẩm, cách âm và chống cháy.

Trần thạch cao chống ẩm

Trần thạch cao chống ẩm được thiết kế bởi mặt giấy trước màu xanh rêu nhạt, mặt sau có màu xám và biên tấm có màu xanh lá. Chất liệu chính của tấm thạch cao chống ẩm là sự kết hợp giữa giấy chuyên dùng và các loại phụ gia không thấm nước. Chuyên sâu hơn, hỗn hợp trên còn chứa chất silicon có tác dụng làm giảm khả năng hút ẩm. Phần lớp giấy ở bề mặt trên có công dụng chống thấm nước cao giúp tăng khả năng chịu ẩm.

Trần thạch cao chống ẩm được làm bởi những tấm vuông có phần cạnh màu xanh lá, một mặt màu xanh rêu nhạt và mặt còn lại màu xám kết hợp với chất silicon trong thành phần cấu tạo cùng các loại phụ gia và giấy chuyên dùng có tính năng chống thấm cao (Nguồn: Internet)

Các tấm thạch cao chống ẩm thường có chiều rộng 1200mm x chiều dài 2400mm. Độ dày khoảng từ 9.0mm đến 12.7mm. Loại trần thạch cao chống ẩm thường được dùng ở các khu vực như phòng tắm, nhà vệ sinh vì đây là các khu vực sử dụng nước nhiều nhất nên sẽ có độ ẩm ướt cao. Ngoài ra, tấm thạch cao chống ẩm còn được sử dụng để ốp tường, ốp trần ở phòng ngủ, phòng khách hoặc phòng bếp. 

Sử dụng trần thạch cao chống ẩm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Công đoạn thi công dễ dàng
  • Các tấm thạch cao không bị cong, bị vênh khi sử dụng trong thời gian dài
  • Nhẹ và vồ cùng bền bỉ theo thời gian
  • Công dụng chống ẩm, chống thấm nước ưu việt và hạn chế tình trạng nấm mốc hiệu quả

Bên cạnh các ưu điểm, song trần thạch cao vẫn tồn tại một số khuyết điểm mà người dùng cần lưu ý khi lựa chọn ốp trần bằng vật liệu này:

  • Vì các tấm thạch cao này sẽ tiếp xúc trực tiếp với hơi nước và nước nhiều nhất, nên chúng chỉ có tính năng chống ẩm ở mức tương đối.
  • Sau một thời gian sau khi sử dụng, tấm thạch cao có thể bị ố vàng nhanh, xuất hiện tình trạng nấm mốc, dễ bị bào mòn nên sẽ mềm đi, rã thành những mảnh vụn nhỏ.
  • Khi làm trần, tấm thạch cao rất dễ bị tác động tại những mối nối khiến chúng bị hư và làm nứt trần.

Trần thạch cao chống ẩm trong phòng ngủ khi đang được thi công (Nguồn: Internet)

Và sau đã thi công xong (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao cách âm

Trong các khu dân cư đông đúc, các thành phố lớn, con người ngày càng đề cao cuộc sống riêng tư. Chính vì vậy, tiếng ồn của xe cộ, máy móc,…đã làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống sinh hoạt của họ. Thế nên, để giải quyết tình trạng đó, trần thạch cao cách âm được sản xuất và hiện nay được rất nhiều người dùng để lắp đặt trong phòng ngủ của họ.

Trước khi lắp trần, đội thi công sẽ tiến hành tạo khung và cố định khung trên trần phòng ngủ. Tiếp theo, họ sẽ tiến hành trải một lớp vật liệu chuyên cách âm là bông thủy tinh lên trên khung đã lắp. Thông thường, một trần thạch cao cách âm cần 2 lớp bông thủy tinh được xếp so le với nhau (tức là tấm bông thứ 2 sẽ xen kẽ với tấm bông thứ 1). Sau đó, nhân viên lắp đặt mới ốp tấm thạch cao lên. 

Tấm thạch cao cách âm với mặt giấy phía trước có màu xám ngà, phần cạnh màu xanh dương. Tấm thạch cao cách âm gồm có 2 dạng kích thước: rộng 600mm x dài 1200m hoặc rộng 1200m x dài 2400m. Độ dày của chúng có 3 khoảng: 9,0mm; 12,7mm; 15mm. 

Ưu điểm lớn nhất của trần thạch cao cách âm là lọc bớt tiếng ồn, mang lại không gian yên tĩnh cho người dùng. Nhược điểm của loại trần này là sau một thời gian dài thì lớp bông thủy tinh sẽ bị mài mòn và hư hỏng. Mặt khắc, người dùng thường sử dụng máy lạnh 4 chiều ốp thẳng lên trần thạch cao. Như vậy trong thời gian dài, tấm thạch cao sẽ bị vênh, từ đó giảm đi chất lượng lọc tiếng ồn. 

Trần thạch cao cách âm thường được lắp đặt trong phòng ngủ giúp người dùng có giấc ngủ ngon hơn mà không bị làm phiền bởi tiếng ồn bên ngoài (Nguồn: Internet)

Sau khi lắp khung xương cố định, nhân viên lắp đặt tiến hành trải lớp bông thủy màu vàng lên khung xương trước khi ốp tấm thạch cao cách âm lên trần nhà (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chống cháy

Tấm thạch cao chống cháy được thiết kế bởi một mặt là lớp giấy màu hồng ở mặt trước, phần mặt sau có màu xám, phần cạnh bên hông có màu đỏ. Bên trong lõi thạch cao có chứa micro silica kèm theo sợi thủy tinh là hợp chất phụ gia giúp nâng cao tính năng chống cháy. Trần thạch cao chống cháy có kích thước rộng 1200mm x dài 2400mm và có độ dày khoảng từ 12,7mm đến 15mm. 

Vì trần thạch cao chống cháy có nhiều ưu điểm nổi trội nên thường được lắp đặt trong phòng bếp, cầu thang thoát hiểm. Những lợi ích mà trần thạch cao chống cháy mang lại gồm:

  • Chất phụ gia bên trong lõi có tính năng chống cháy đạt hiệu quả cao, thời gian chống cháy lên đến 150 phút.
  • Việc thi công diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, khá nhẹ nên giảm thiểu trọng lượng nền móng của ngôi nhà.

Thiết kế của trần thạch cao chống cháy với mặt giấy màu hồng ở mặt trước và cạnh tấm thạch cao có màu đỏ là đặc điểm nhận diện của loại trần thạch cao này (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chống cháy đang được lắp đặt (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chống cháy sau khi lắp đặt hoàn thiện (Nguồn: Internet)

Phân loại theo kiểu dáng

Bên cạnh việc phân loại theo chức năng, trần thạch cao còn được phân biệt theo kiểu dáng. Hiện tại có 2 kiểu dáng trần thạch cao phổ biến: nổi và chìm.

Trần thạch cao nổi

Tên gọi trần nổi hay còn có tên khác là trần thả có thể bắt nguồn từ các đặc tính của loại trần này. Tức là sau khi hoàn thành vẫn có thể nhìn thấy một phần của khung xương trần. Do hoạt động đặc thù trong quá trình xây dựng, đầu tiên người thợ tạo khung cố định sau đó để tấm thạch cao vào đúng vị trí trực tiếp trên khung. Ưu điểm của loại mái này là thi công đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém. Đồng thời, dễ dàng tháo dỡ và sửa chữa mái, cũng như mạng lưới điện. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần giả không cao.

Trần thạch cao nổi khi đang thi công. Loại trần này thường có màu trắng hoặc màu trắng ngà (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao nổi với những tấm thạch cao tiêu chuẩn có màu trắng được lắp đặt tại phòng họp của công ty (Nguồn: Internet)

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm được nhận xét là loại trần có tính thẩm mỹ hoàn hảo vượt trội so với các loại trần cũ. Khung xương của cấu trúc được giấu hoàn toàn trong tấm thạch cao nhiều lớp. Loại trần này mang đến một bề mặt phẳng, mịn gần như hoàn hảo giúp tạo hiệu ứng không gian cực kỳ tốt. Trần thạch cao chìm rất phổ biến trong thiết kế nội thất nhà ở hoặc bất kỳ công trình nào đòi hỏi tính thẩm mỹ nhất định. Khuyết điểm duy nhất của loại trần này là nếu trần bị hư hỏng, bạn sẽ phải sửa chữa mọi thứ mà không thể tháo từng viên gạch và thay thế những cái bị hư hao. 

Trần thạch cao chìm được thiết kế dựa trên màu trắng chủ đạo của ngôi nhà. Thiết kế loại trần này được tô điểm thêm bởi hệ thống đèn phối màu lạ mắt mang lại sự sang trọng cho ngôi nhà (Nguồn: Internet)

Thợ thi công đang hoàn thiện tấm trần thạch cao chìm (Nguồn: Internet)

Tổng hợp 50 mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp nhất 2022

Phòng ngủ luôn là nơi giúp bạn có giấc ngủ ngon, những phút giây thư giãn sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Vì thế, việc trang trí phòng ngủ cũng là một điều quan trọng. Trong đó, việc lựa chọn các mẫu trần thạch cao phòng ngủ là một điều rất cần thiết. Để có được một không gian của riêng mình, sau đây là top 50 mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp nhất năm 2022.

Trần thạch cao phòng ngủ hiện đại

Xu hướng về nhu cầu nhà ở của người dùng hiện nay vừa hướng đến cái đẹp, sự sang trọng và các mẫu thiết kế tối giản. Trần thạch cao phòng ngủ hiện đại được tạo thành bởi hệ thống đèn sáng hắt trần hoặc được sơn bởi màu trắng trang nhã, thông dụng. 

Bạn có thể chọn màu sơn cho trần phòng ngủ tùy thích. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hãy chọn màu sơn phù hợp với màu sắc của tổng quan ngôi nhà hoặc màu sắc hài hòa với các nội thất trong phòng.

Đối với các phòng ngủ hiện đại, trần thạch cao mà người dùng thường chọn là loại trần thạch cao cách âm. Vì với tính năng chống ồn ưu việt cùng sự bền bỉ theo thời gian của loại trần này sẽ mang đến cho họ giấc ngủ ngon hoặc khi làm việc, xem tv cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bên ngoài.

01 – Trần thạch cao được sơn màu trắng phối cùng viền đen, chính giữa là đèn trang trí được thiết kế độc đáo và hiện đại. Căn phòng nhờ đó mà trở nên sang trọng hơn bao giờ hết (Nguồn: Internet)

02 – Trần thạch cao cách âm, thiết kế chìm đơn giản cùng hệ thống đèn vàng tạo sự ấm cúng. Bên cạnh đó, chùm đèn trang trí sang trọng theo phong cách Châu Âu được lắp đặt chính giữa trần tạo nét đẹp riêng cho căn phòng (Nguồn: Internet)

03 – Trần thạch cao thiết kế cho phòng ngủ theo xu hướng hiện đại với kiểu dáng chìm, các cạnh được tạo vòm cách điệu được sơn màu trắng. Chính giữa trần được tạo điểm nhấn với chùm đèn có lối thiết kế độc đáo, sang trọng (Nguồn: Internet)

04 – Trần thạch cao được thiết kế với đường viền màu trắng, mặt phía trong màu xám đậm cùng hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại. Màu sắc của trần thạch cao trùng với màu chủ đạo của phòng ngủ. Phong cách trang trí phần giữa trần là hình bóng đèn và bắt mắt (Nguồn: Internet)

Phòng ngủ với diện tích khá nhỏ với 1 chiếc giường ngủ đơn, đèn ngủ màu vàng bên cạnh và nơi để tivi và tủ nhỏ màu đen. Đặc biệt, trần thạch cao được thiết kế chìm, có 2 phần: phần bên ngoài màu trắng và bên trong là màu xám đậm. Chính giữa trần được trang trí hình bóng đèn trông rất độc đáo, giúp cho phòng ngủ có thêm điểm nhấn đẹp hơn.

Tags: