Các thiết kế cửa sổ phòng ngủ đẹp, hợp phong thuỷ nhất 2022

Thiết kế cửa sổ phòng ngủ dần trở thành xu hướng mới trong trang trí phòng ngủ hiện nay. Không chỉ giúp lưu thông không khí và đón ánh sáng từ mặt trời, cửa sổ còn là “cầu nối”

Đã cập nhật 13 tháng 9 năm 2022

Bởi thaovu

Các thiết kế cửa sổ phòng ngủ đẹp, hợp phong thuỷ nhất 2022

Thiết kế cửa sổ phòng ngủ dần trở thành xu hướng mới trong trang trí phòng ngủ hiện nay. Không chỉ giúp lưu thông không khí và đón ánh sáng từ mặt trời, cửa sổ còn là “cầu nối” giúp kết nối con người với thiên nhiên để mang lại sức sống và nguồn năng lượng tươi mới. Thông qua bài viết hôm nay, JYSK sẽ giới thiệu cho bạn top một số mẫu thiết kế cửa sổ phòng ngủ đẹp và độc đáo. Cùng khám phá ngay. 

Nguồn bài viết tham khảo từ JYSK.vn

Thiết kế cửa sổ phòng ngủ

Vì sao cần thiết kế cửa sổ cho phòng ngủ 

Cửa sổ được xem như “đôi mắt” của phòng ngủ, giúp kết nối không gian riêng tư của gia chủ với thế giới tự do, đầy sự mới mẻ bên ngoài. Đây còn là khoảng trống giúp mang đến nguồn năng lượng từ ánh sáng, gió và không khí cho không gian phòng ngủ.

Ngoài ra, cửa sổ cũng góp phần khiến không khí bên trong phòng ngủ trở nên dễ chịu, xua tan đi cảm giác bí bách của căn phòng. Thiết kế cửa sổ cho phòng ngủ còn là cách thức tận dụng nguồn sáng từ tự nhiên, giúp gia chủ làm việc vào ban ngày mà không cần phải sử dụng đèn điện, từ đó, giúp tiết kiệm điện năng cũng như bảo vệ sức khỏe của đôi mắt. 

Thiết kế cửa sổ phòng ngủ giúp thông thoáng không khí trong phòng (Nguồn: Internet)

Thiết kế cửa sổ phòng ngủ giúp thông thoáng không khí trong phòng (Nguồn: Internet)

Phòng ngủ cần bố trí bao nhiêu cửa sổ cho hợp lý?

Theo phong thủy, số lượng cửa sổ trong phòng ngủ không nên vượt quá con số 2, cho dù diện tích phòng ngủ có rộng đến đâu. Việc lắp đặt quá nhiều cửa sổ cho phòng ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng giữ vận khí tốt trong căn phòng, khiến không gian trong phòng ngủ dễ nóng bức vào mùa hè và lạnh hơn khi mùa đông đến. 

Đối với những phòng ngủ có diện tích nhỏ thì nên bố trí một cửa sổ phòng ngủ là tốt nhất. Bạn nên lắp thêm hệ thống rèm che chắn để vừa giúp thông thoáng không khí trong phòng, vừa không làm hao hụt nguồn năng lượng của căn phòng.

https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-5581868270899806&output=html&h=280&adk=557308456&adf=289186678&pi=t.aa~a.1628190395~i.19~rp.4&w=720&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1662992223&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=7927727999&ad_type=text_image&format=720×280&url=https%3A%2F%2Fthetips.vn%2Fthiet-ke-cua-so-phong-ngu%2F&fwr=0&pra=3&rh=180&rw=720&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&adsid=ChEI8NSAmQYQmaH29vu27M2IARI9AICZG6e7TfNdTfbCquThy8S95YiDOLTCg2xk5UiRn7PPYgO5ksAbYO8ZWX3gMOzdibYHqkLhUodkczz8IQ&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiMTA1LjAuNTE5NS4xMDIiLFtdLGZhbHNlLG51bGwsIjY0IixbWyJHb29nbGUgQ2hyb21lIiwiMTA1LjAuNTE5NS4xMDIiXSxbIk5vdClBO0JyYW5kIiwiOC4wLjAuMCJdLFsiQ2hyb21pdW0iLCIxMDUuMC41MTk1LjEwMiJdXSxmYWxzZV0.&dt=1663059763694&bpp=9&bdt=3293&idt=10&shv=r20220908&mjsv=m202209070101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Dc4e8d585cb0526fe-225683203ad3001e%3AT%3D1656408203%3ART%3D1656408203%3AS%3DALNI_MbMoW9rwoW286CaZWsrdB15KwOfNg&gpic=UID%3D0000070cf2210cab%3AT%3D1656408203%3ART%3D1663054810%3AS%3DALNI_MZCN4qtTIpO-3A1j8ggVMmbmQEW6w&prev_fmts=0x0%2C1152x280&nras=3&correlator=4604620564771&frm=20&pv=1&ga_vid=1936071045.1662951153&ga_sid=1663059763&ga_hid=638805801&ga_fc=1&u_tz=420&u_his=2&u_h=720&u_w=1280&u_ah=680&u_aw=1280&u_cd=24&u_sd=1.5&dmc=8&adx=276&ady=2845&biw=1272&bih=577&scr_x=0&scr_y=555&eid=44759876%2C44759927%2C44759842%2C31069509%2C42531705%2C44770881&oid=2&pvsid=1131487445762086&tmod=937958111&uas=3&nvt=1&eae=0&fc=1408&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1280%2C0%2C1280%2C680%2C1280%2C577&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&jar=2022-09-13-08&ifi=2&uci=a!2&btvi=1&fsb=1&xpc=NMEFLKtejR&p=https%3A//thetips.vn&dtd=38546

Nếu phòng ngủ có hai cửa sổ thì kích thước cửa sổ nên phụ thuộc vào diện tích căn phòng. Lưu ý, bạn nên thiết kế kích thước của cửa sổ sao cho nhỏ hơn từ 2 – 3 lần so với cửa ra vào. 

Thiết kế 2 cửa sổ cho phòng ngủ có diện tích rộng (Nguồn: Internet)

Thiết kế 2 cửa sổ cho phòng ngủ có diện tích rộng (Nguồn: Internet)

Các kích thước tiêu chuẩn cho cửa sổ phòng ngủ

Trước khi thiết kế cửa sổ cho phòng ngủ, bạn nên đo đạc diện tích phòng ngủ của mình cẩn thận để có số liệu cụ thể, dựa vào đó, lắp đặt cửa sổ có kích thước và số cánh phù hợp. Với những căn phòng ngủ có diện tích lớn, trên 15m2 nên ưu tiên mở cửa sổ 3 cánh hoặc 4 cánh. Trong trường hợp phòng ngủ có diện tích nhỏ hơn 15m2 thì cửa sổ 2 cánh sẽ là lựa chọn thích hợp. 

  • Kích thước cửa sổ thông dụng:

Chiều cao tương ứng (m): 0,59 – 0,62 – 0,69 – 0,88 – 0,89 – 1,25 – 1,33 – 1,44.

Chiều rộng của cửa sổ (m): 0,47 – 0,61 – 0,69 – 0,85 – 0,89 – 1,08 – 1,25 – 1,26.

  • Với kích thước cửa sổ gỗ 2 cánh theo phong thủy:

Chiều cao của cửa sổ  (m):  1,28 – 1,33 – 1,34 – 1,44 – 1,53.

Chiều rộng của cửa sổ (m):  0,88 – 0,89 – 1,05 – 1,06 – 1,09.

  • Phòng ngủ thông thường:

Chiều rộng của cửa sổ (m): 0,82 – 1,04 – 1,24.

Chiều cao của cửa sổ (m): 1,90 – 2,10 – 2,30.

  • Phòng ngủ cho con đã đi làm hoặc phòng ngủ khách:

Chiều rộng của cửa sổ (m): 0,85 – 1,05 – 1,20.

Chiều cao của cửa sổ (m): 1,90 – 2,10 – 2,30.

  • Phòng ngủ cho con còn đi học:

Chiều rộng của cửa sổ (m): 0,82 – 1,06 – 1,26.

Chiều cao của cửa sổ (m): 1,90 – 2,10 – 2,30.

<h2 id="Nen_dat_cua_so_<a_href="https://jysk.vn/cach-thiet-ke-phong-ngu"__class="kw_backlink">phong_nguNên đặt cửa sổ phòng ngủ ở vị trí nào cho hợp phong thủy

Vị trí lắp đặt cửa sổ có ý nghĩa phong thủy quan trọng cho gian phòng ngủ. Hướng Nam và hướng Đông Nam là hai hướng được ưa chuộng để thiết kế cửa sổ có kích thước lớn, giúp tiếp nhận được nhiều ánh sáng cũng như gió mát vào mùa hè.

Còn nếu đặt cửa sổ ở hướng Tây và Tây Bắc thì ưu tiên các loại cửa sổ có kích thước nhỏ để hạn chế nắng gắt vào buổi trưa cũng như những cơn gió bấc thổi vào phòng vào mùa đông. 

https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-5581868270899806&output=html&h=280&adk=557308456&adf=2159369620&pi=t.aa~a.1628190395~i.59~rp.4&w=720&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1662992223&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=7927727999&ad_type=text_image&format=720×280&url=https%3A%2F%2Fthetips.vn%2Fthiet-ke-cua-so-phong-ngu%2F&fwr=0&pra=3&rh=180&rw=720&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&adsid=ChEI8NSAmQYQmaH29vu27M2IARI9AICZG6e7TfNdTfbCquThy8S95YiDOLTCg2xk5UiRn7PPYgO5ksAbYO8ZWX3gMOzdibYHqkLhUodkczz8IQ&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiMTA1LjAuNTE5NS4xMDIiLFtdLGZhbHNlLG51bGwsIjY0IixbWyJHb29nbGUgQ2hyb21lIiwiMTA1LjAuNTE5NS4xMDIiXSxbIk5vdClBO0JyYW5kIiwiOC4wLjAuMCJdLFsiQ2hyb21pdW0iLCIxMDUuMC41MTk1LjEwMiJdXSxmYWxzZV0.&dt=1663059763708&bpp=2&bdt=3307&idt=2&shv=r20220908&mjsv=m202209070101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Dc4e8d585cb0526fe-225683203ad3001e%3AT%3D1656408203%3ART%3D1656408203%3AS%3DALNI_MbMoW9rwoW286CaZWsrdB15KwOfNg&gpic=UID%3D0000070cf2210cab%3AT%3D1656408203%3ART%3D1663054810%3AS%3DALNI_MZCN4qtTIpO-3A1j8ggVMmbmQEW6w&prev_fmts=0x0%2C1152x280%2C720x280&nras=4&correlator=4604620564771&frm=20&pv=1&ga_vid=1936071045.1662951153&ga_sid=1663059763&ga_hid=638805801&ga_fc=1&u_tz=420&u_his=2&u_h=720&u_w=1280&u_ah=680&u_aw=1280&u_cd=24&u_sd=1.5&dmc=8&adx=276&ady=4574&biw=1272&bih=577&scr_x=0&scr_y=2272&eid=44759876%2C44759927%2C44759842%2C31069509%2C42531705%2C44770881&oid=2&pvsid=1131487445762086&tmod=937958111&uas=3&nvt=1&eae=0&fc=1408&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1280%2C0%2C1280%2C680%2C1280%2C577&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&jar=2022-09-13-08&ifi=3&uci=a!3&btvi=2&fsb=1&xpc=33EXzhx09O&p=https%3A//thetips.vn&dtd=46320

Lời khuyên ở đây là tránh đặt cửa sổ ngay vị trí trên đầu giường ngủ vì dễ khiến gia chủ cảm thấy nơm nớp lo sợ. Chỉ nên lắp đặt cửa sổ tại vị trí đối diện hoặc bên cạnh giường ngủ để gia chủ không bị thụ động trong khi nghỉ ngơi. 

Đặt cửa sổ bên cạnh giường ngủ để gia chủ không thụ động trong khi nghỉ ngơi (Nguồn: Internet)

Đặt cửa sổ bên cạnh giường ngủ để gia chủ không thụ động trong khi nghỉ ngơi (Nguồn: Internet)

Những lưu ý khi thiết kế cửa sổ cho phòng ngủ 

Dưới đây là một số lưu ý cần xem xét trong khi lắp đặt, thiết kế cửa sổ phòng ngủ để đảm bảo giúp lưu thông không khí và giữ được nguồn năng lượng tốt trong căn phòng:

  • Cân đối số lượng và kích thước cửa sổ dựa trên diện tích của không gian phòng ngủ. Bởi nếu cửa sổ có kích thước quá nhỏ so với căn phòng thì quá trình lưu thông không khí sẽ không đạt hiệu quả, gây ngột ngạt, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp cửa sổ có kích thước quá cỡ thì không khí trong phòng dễ gặp hiện tượng “nhiễu loạn”, khiến người trong phòng cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt và bực bội vô cớ. 
  •  Chú ý đến hướng ánh sáng mặt trời khi lắp đặt cửa sổ để nguồn sáng tự nhiên không chiếu thẳng trực tiếp vào mặt người khi nằm nghỉ ngơi.
  •  Thiết kế phòng ngủ cho trẻ em cần lưu ý chiều cao từ sàn nhà đến cửa sổ luôn ở trong ngưỡng an toàn, gắn thêm song sắt hoặc lưới rào nếu các bé tinh nghịch và hay leo trèo. 
  •  Trang trí cửa sổ đẹp cho phòng ngủ để gia tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho căn phòng. Sử dụng những món đồ trang trí đa dạng như chậu câyđèn trang trí hay gối tựa lưng có họa tiết bắt mắt,…để giúp chiếc cửa sổ đơn điệu trở nên ấn tượng và độc đáo hơn.

Trang trí cửa sổ phòng ngủ bằng những chậu cây theo sở thích là xu hướng thiết kế phòng ngủ được ưa chuộng hiện nay (Nguồn: JYSK)

>>>>>>>> Tham khảo ngay sản phẩm tại đây: Cây trang trí MANFRED 

Top một số mẫu thiết kế cửa sổ phòng ngủ 

Mẫu 1: Mẫu cửa sổ hai cánh có gắn rèm che cho những gian phòng ngủ có kích thước khiêm tốn. 

Mẫu 2: Mẫu cửa sổ cổ điển với thiết kế 3 cửa giúp không gian căn phòng ngủ trở nên thoáng đãng.

Mẫu 3: Lắp đặt rèm kéo thông minh và hiện đại cho cửa sổ phòng ngủ.

Mẫu 4: Mẫu cửa sổ 4 cánh cho không gian phòng ngủ rộng rãi có diện tích lớn.

Mẫu 4: Mẫu cửa sổ 4 cánh cho không gian phòng ngủ rộng rãi có diện tích lớn.

Mẫu 5: Sử dụng rèm che chắn có màu sắc trùng với màu cửa sổ để đảm bảo vẻ đẹp đồng điệu cho căn phòng.

Mẫu 5: Sử dụng rèm che chắn có màu sắc trùng với màu cửa sổ để đảm bảo vẻ đẹp đồng điệu cho căn phòng.

Mẫu 6: Thiết kế không gian ngay cạnh cửa sổ để có khu vực ngắm cảnh, thư giãn tâm hồn trong phòng ngủ.

Mẫu 7: Bố trí cửa sổ bên cạnh giường ngủ để gia chủ có thể chủ động trong khi nghỉ ngơi.

Mẫu 8: Sử dụng rèm kéo vừa giúp tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, vừa giúp trang trí cho không gian phòng trở nên thẩm mỹ và tinh tế hơn.

Mẫu 9: Cửa sổ có thiết kế hiện đại và ấn tượng với 4 cánh có kích thước khác nhau tạo cảm giác mới lạ cho không gian phòng ngủ.

Mẫu 10: Trang trí cửa sổ bằng gối tựa lưng có họa tiết phù hợp với nội thất phòng ngủ.

Mẫu 11: Lắp đặt bàn làm việc gần cửa sổ để tận dụng tối đa nguồn ánh sáng thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe của đôi mắt.

Mẫu 12: Trang trí cửa sổ bằng những chậu cây cảnh có kích thước phù hợp để tạo thêm sắc xanh đầy sức sống cho không gian phòng ngủ.

Mẫu 13: Kiểu dáng cửa sổ một cánh đơn giản cho phòng ngủ có kích thước khiêm tốn.

Mẫu 14: Những chậu cây nhỏ đặt trên cửa sổ sẽ giúp không khí trong căn phòng trở nên thoáng đãng và trong lành hơn.

Mẫu 15: Cửa sổ một cánh với hệ thống rèm kéo hiện đại, thông minh để hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào mặt khi nghỉ ngơi.

Mẫu 16: Thiết kế cửa sổ thông với khu vực ban công của phòng ngủ để tạo hiệu ứng “không gian mở”.

Mẫu 17: Lắp đặt hệ thống rèm kéo có kích thước lớn phủ kín cửa sổ giúp tăng thêm vẻ đẹp tinh tế và thanh lịch cho căn phòng.

Mẫu 18: Bố trí ghế ngồi cạnh cửa sổ phòng ngủ để thuận tiện cho việc ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài.

Mẫu 19: Sử dụng rèm che dạng kéo để che chắn ánh nắng trực tiếp từ bên ngoài khi trời nắng gắt.

Mẫu 20: Sử dụng rèm che cửa sổ có màu sắc tương đồng với gam màu chủ đạo của căn phòng để đảm bảo vẻ đẹp hài hòa.