Tết Nguyên Đán là gì, nguồn gốc bắt nguồn từ đâu?

Contents hide 1 Tết Nguyên Đán là gì? 2 Nguồn gốc Tết Nguyên Đán 3 Ý nghĩa và các hoạt động ngày Tết Nguyên Đán 3.1 Là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới 3.2 Là thời gian tỏ lòng thành kính đối với ông bà, Tổ tiên 3.3 Là dịp cả […]

Đã cập nhật 31 tháng 12 năm 2024

Bởi hanguyen

Tết Nguyên Đán là gì, nguồn gốc bắt nguồn từ đâu?

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán có những tên gọi khác nhau như Tết Ta, Tết Âm, là một dịp lễ quan trọng và lớn nhất trong năm của người Việt Nam và các nước Châu Á. Đây là thời điểm chuyển giao giữa thềm năm cũ và năm mới , đây không chỉ là dịp để nghỉ ngơi, sum họp gia đình mà mọi người còn được tham gia, trải nghiệm và ghi nhớ những hoạt động mang đậm ý nghĩa văn hoá truyền thống của nước nhà.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Nguồn gốc về ngày Tết Nguyên Đán vẫn còn nhiều tranh cãi.

Nhiều người cho rằng nó bắt nguồn từ Trung Quốc và sau này được nhập vào Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Tại Việt Nam, ngày Tết xuất phát từ thời vua Hùng Vương, từ sự tích ” Bánh chưng bánh giày” và được lưu giữ từ thời xưa cho đến nay.

Ý nghĩa và các hoạt động ngày Tết Nguyên Đán

Là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới

Đối với người dân Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn là sự giao thoa giữa trời đất, con người và thần linh. Bởi theo quan niệm của người phương Đông, “Tết” do “Tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, giao chuyển giữa 4 mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông mà tạo thành. Đồng thời, khi đất nước còn dựa vào nền văn minh nông nghiệp, người nông dân sẽ xem Tết là khoảng thời gian để tưởng nhớ đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Mặt Trời, thần Sấm,… Họ chính là những người giúp mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no.

Từ xưa đến nay luôn có quan niệm rằng Tết Nguyên đán đến sẽ xua đuổi đi những điều không may của năm cũ và đón nhận những niềm hy vọng tốt đẹp hơn cho năm mới. Vì vậy, đây là thời điểm được nhiều người lựa chọn để mở đầu công việc cho năm và là thời điểm tốt để khởi nghiệp nhờ vào vận khí năm mới

Là thời gian tỏ lòng thành kính đối với ông bà, Tổ tiên

Phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày Tết là một truyền thống đẹp đẽ trong văn hoá của người Việt Nam ta. Đồng thời, truyền thống này cũng thể hiện đức tính và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc.

Trong dịp Tết, các gia đình thường tụ họp chúc Tết nhau, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, Tổ tiên, tạ ơn ông bà, Tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua. 

Là dịp cả gia đình cùng nhau sum vầy, tụ họp

Không phải gia đình nào cũng có con cháu ở gần nhau, vậy nên Tết là thời điểm điểm mọi người cùng nhau trở về nhà sau những tháng ngày xa quê.

Được về nhà quay quần bên nồi bánh chưng đón giao thừa là điều mà ai cũng ao ước.

Là thời điểm mọi người cùng nhau sum họp,

Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn.