Kỹ năng truyền thông là gì? 3 cách cải thiện kỹ năng truyền thông 

Hiện nay, truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng khi truyền tải những thông điệp hữu ích đến với cộng đồng. Tuy nhiên, để truyền thông được hiệu quả và chính xác thì bạn cần phải có kỹ năng truyền thông tốt. Hãy tham khảo các thông tin sau để rèn luyện cho […]

Đã cập nhật 20 tháng 2 năm 2023

Bởi Thảo Phạm

Kỹ năng truyền thông là gì? 3 cách cải thiện kỹ năng truyền thông 

Hiện nay, truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng khi truyền tải những thông điệp hữu ích đến với cộng đồng. Tuy nhiên, để truyền thông được hiệu quả và chính xác thì bạn cần phải có kỹ năng truyền thông tốt. Hãy tham khảo các thông tin sau để rèn luyện cho mình những kỹ năng, phẩm chất cần có để trở thành một người làm truyền thông.

>> Xem thêm: Kỹ năng lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Kỹ năng truyền thông là gì?

Kỹ năng truyền thông là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản đó là kỹ năng giúp bạn truyền tải thông tin giá trị của một cá nhân/ doanh nghiệp đến với cộng đồng để 2 bên có sự tương tác lẫn nhau, cùng nhau góp ý sửa đổi và phát triển thông tin đó.

Để phát triển tốt các kỹ năng truyền thông, bạn cần phải học hỏi và quan sát cũng như trải nghiệm nhiều mới có thể thực sự vững vàng trong nghề này.

Sau đây Money24h xin bật mí 6 kỹ năng truyền thông cần thiết nhất mà bạn nên biết.

Kỹ năng truyền thông là gì
Kỹ năng truyền thông là gì? (Nguồn Internet)

Kỹ năng truyền thông bao gồm những gì?

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán là một trong những kỹ năng cần thiết nhất trong ngành truyền thông. Bởi truyền thông là quá trình trao đổi tương tác giữa người với người.

Bạn cần phải trau dồi kỹ năng này để khéo léo truyền tải thông tin ý nghĩa, tư duy tích cực đến với cộng đồng. Đồng thời kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp bạn đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

Những kỹ năng truyền thông người trong ngành ai cũng cần phải có
Những kỹ năng truyền thông người trong ngành ai cũng cần phải có (Nguồn Internet)

Kỹ năng ngoại ngữ

Ngoại ngữ là kỹ năng cần thiết trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngành truyền thông.

Kỹ năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn dễ dàng cập nhật các tài liệu, xu hướng làm truyền thông mới của nước ngoài để tránh bị lạc hậu.

Ngoài ra, bạn còn có thể làm việc với đối tác nước ngoài để phát triển bản thân và tiến xa hơn trong tương lai.

Kỹ năng sáng tạo, linh hoạt trong công việc

Có thể nói, truyền thông là ngành sáng tạo, đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật và “bắt trend” những xu hướng mới để có những cách thức truyền tải nội dung độc đáo, sáng tạo và dễ được mọi người đón nhận.

Tính sáng tạo, linh hoạt giúp cho nội dung của bạn được lan tỏa và được nhiều người tiếp nhận.

Vì thế kỹ năng sáng tạo và linh hoạt là tố chất phải có ở người làm truyền thông.

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe là một đức tính tốt giúp bạn hiểu được mọi người đang muốn gì, lắng nghe được những phản hồi từ cộng đồng đối với các thông tin bạn truyền tải. 

Từ đó bạn sẽ có được nguồn phản hồi quý giá để cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để phát huy tốt kỹ năng sáng tạo nói trên cũng cần nhờ đến sự lắng nghe: lắng nghe ý kiến khách hàng để hiểu họ cần gì, muốn gì nhằm tìm cách tiếp cận, truyền tải thông tin một cách sáng tạo và thông minh.

Kỹ năng quản lý

Để thực hiện chiến dịch truyền thông hiệu quả bạn cần biết cách quản lý, sắp xếp công việc một cách tư duy logic.

Cách quản lý logic là sắp xếp các đầu việc, quản lý thời gian, công việc nào cần triển khai trước để mọi thứ phối hợp nhịp nhàng, không bị cập rập khi tiến hành dự án.

Bởi vì một chiến dịch truyền thông bao gồm rất nhiều yếu tố nên, nếu bạn không biết cách tổ chức, quản lý công việc thì rất khó đi lâu dài với ngành này.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Đây là một kỹ năng song hành với lĩnh vực truyền thông. Bạn sẽ không lường trước được thông tin mình truyền tải cho cộng đồng có quá kích động, gây nên những tranh cãi gay gắt cho cộng đồng hay không, và điều này cũng không tốt với công ty một tí nào.

Vì thế, bạn cần phải có những giải pháp đề phòng bằng cách đặt ra nhiều phương án giải quyết nếu các tính huống xấu nhất có thể xảy ra.

Một số yếu tố tác động tới quá trình truyền thông

Bạn cần phải thiết lập nội dung thông điệp có ý nghĩa, giúp cho người nghe tiếp cận một cách dễ hiểu, dễ tiếp thu và có thể cùng trao đổi ý kiến theo chiều hướng tích cực.

Thông điệp đó được thể hiện qua lời nói, văn bản, hình ảnh, video… hay bất cứ phương thức nào có thể trình bày được nội dung của bạn.

Bạn có thể truyền tải thông tin bằng phương pháp truyền miệng hoặc qua các kênh truyền thông kỹ thuật số như tivi, radio, internet.

Việc tìm được kênh truyền thông hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng người nghe là ai, họ ở đâu, độ tuổi như thế nào?

Việc lựa chọn kênh và phương tiện truyền thông phù hợp rất quan trọng đối với quá trình truyền thông.

Có người nói thì phải có người nghe, việc lắng nghe cộng đồng mà bạn hướng đến để truyền tải có phản ứng như thế nào rất quan trọng.

Những thái độ, phản hồi từ mọi người sẽ giúp bạn đánh giá khách quan về thông tin mà bạn mang lại cho họ.

Họ có thể góp ý hoặc đồng tình, thậm chí phản đối,… tất cả đều là những phản hồi có giá trị cho bạn và doanh nghiệp để ngày một hoàn thiện hơn.

Những yếu tố tác động đến quá trình truyền thông
Những yếu tố tác động đến quá trình truyền thông (Nguồn Internet)

Vai trò của kỹ năng truyền thông là gì?

Truyền thông là phương thức giúp doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Bằng các hình thức truyền thông như loa đài, mạng xã hội, hình ảnh, video… Doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá thương hiệu của mình đến người dùng nếu tạo được ấn tượng sâu sắc bằng cách xây dựng nội dung và truyền tải thông điệp sáng tạo.

Nhờ kỹ năng truyền thông khéo léo, bạn sẽ tạo được sự tin tưởng, yêu mến từ khách hàng thông qua những nội dung bạn truyền đạt,

Hơn nữa, bạn có thể định hướng được hành vi người dùng nếu nội dung và cách thức truyền tải đủ mạnh để thay đổi suy nghĩ, hành vi tiêu dùng của mọi người.

Thời đại 4.0 lên ngôi đã giúp cho công việc truyền thông trở nên dễ dàng hơn để đo lường được mức độ quan tâm của khách hàng.

Những kênh truyền thông như mạng xã hội chính là nơi lý tưởng để truyền tải thông điệp dễ dàng và biết được phản hồi từ mọi người một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhờ vào những số liệu và bình luận từ người dùng mà những người làm truyền thông và doanh nghiệp có thể nhìn nhận, đánh giá và cải thiện chiến lược của mình.

Vai trò của kỹ năng truyền thông là gì?
Vai trò của kỹ năng truyền thông là gì? (Nguồn Internet)

Tổng hợp 3 cách rèn luyện kỹ năng truyền thông hiệu quả

Tập trung quan sát và lắng nghe người khác

Bạn cần quan sát những người đi trước hay những chiến dịch thành công để học hỏi kinh nghiệm, cũng như những cách thức truyền tải thông điệp mới mẻ.

Ngoài ra, bạn cũng cần lắng nghe những phản hồi từ khách hàng và đồng nghiệp nếu muốn tiến xa hơn trong ngành truyền thông.

Áp dụng nhiều hình thức truyền thông khác nhau

Truyền thông cần linh động và sáng tạo. Vì vậy, bạn cần thử nhiều cách truyền tải nội dung khác nhau để biết đâu là kênh truyền thông hiệu quả nhất với đối tượng mục tiêu.

Có nhiều cách tiếp cận như thể hiện qua hình ảnh, video, các chương trình khuyến mãi,…để tìm ra phương thức tiếp cận phù hợp đến khách hàng.

Trau dồi kỹ năng truyền thông trực tiếp trước công chúng

Đây là hoạt động cần thiết để bạn truyền tải thông điệp cá nhân đến với cộng đồng.Bạn cần rèn luyện sự tự tin khi nói chuyện trước đám đông, sự mạnh mẽ không ngại phán xét và giọng nói truyền cảm đầy sức kỹ năng thuyết phục.

Bạn nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể để tạo lòng tin cho mọi người, đồng thời đánh giá được mức độ quan tâm của họ trước thái độ và lời kêu gọi hành động của bạn.

Cách rèn luyện kỹ năng truyền thông hiệu quả
Cách rèn luyện kỹ năng truyền thông hiệu quả (Nguồn Internet)

Cơ hội việc làm truyền thông tại CareerBuilder

Nếu bạn đang muốn tìm các công việc liên quan đến truyền thông marketing thì CareerBuilder chính là nơi để bạn tìm được “chân ái” cho mình. Theo khảo sát từ CareerBuilder, truyền thông được đánh giá là ngành có tiềm năng cao, được nhiều bạn trẻ mong muốn trải nghiệm. Do đó mà CareerBuilder luôn tìm kiếm những doanh nghiệp, tổ chức uy tín để bạn có cơ hội thử sức với lĩnh vực đầy thú vị này.

Cơ hội việc làm truyền thông tại CareerBuilder
Cơ hội việc làm truyền thông tại CareerBuilder (Nguồn Internet)

Hi vọng với những thông tin trên, bạn có thể trau dồi thêm nhiều kỹ năng để nếu bạn có hứng thú với ngành truyền thông.

Tags: