Cách vệ sinh máy lạnh tại nhà là điều bạn cần biết và phải thực hiện sau một thời gian sử dụng. Việc vệ sinh định kỳ không chỉ giúp máy hoạt động với công suất tốt, bền lâu mà còn đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Do đó trong phạm vi bài viết này, meonhasach.vn sẽ hướng dẫn chi tiết từ A đến Z cách vệ sinh điều hòa. Bạn hãy cùng theo dõi và thực hiện đúng cách nhé!
Vì sao cần vệ sinh máy điều hòa
Trước khi đến với cách vệ sinh điều hòa, bạn hãy cùng tìm hiểu vì sao cần phải thực hiện việc này nha.
Bộ lọc không khí của máy bị bám bẩn
Sau một thời gian sử dụng, bộ lọc không khí của máy điều hòa bị bám nhiều bụi bẩn. Đây được xem là bộ phận quan trọng với chức năng lọc không khí, giữ và loại bỏ vi khuẩn và những phần tử gây dị ứng như phấn hoa, bụi phấn, lông vật nuôi… Nhờ công dụng này, không khí được đảm bảo sạch khuẩn, trong lành.
Tuy nhiên, khi màng lọc bám nhiều bụi bẩn thì khả năng lọc không khí bị suy yếu và hạn chế dần. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng không khí và nhiệt độ căn phòng. Nếu không thực hiện vệ sinh định kỳ, màng lọc của máy điều hòa còn là ổ vi khuẩn gây dị ứng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường của các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Khả năng hoạt động của máy bị suy yếu
Theo lời chia sẻ của các chuyên gia, trung bình máy điều hòa sẽ giảm 1% khả năng làm lạnh do bụi bẩn sau mỗi tuần hoạt động. Do đó, nếu không vệ sinh định kỳ, khả năng điều hòa của máy bị suy yếu và sẽ tiêu thụ điện năng cao.
Dễ hư hỏng, giảm tuổi thọ sử dụng
Khi bám quá nhiều bụi bẩn, máy sẽ hoạt động quá công suất để điều hòa không khí. Tình trạng này duy trì lâu dài sẽ khiến máy bị giảm tuổi thọ cũng như dẫn đến hư hỏng board mạch, các bộ phận khác trong hệ thống dàn lạnh và dàn nóng. Điều này gây bất tiện và khiến bạn mất nhiều chi phí cho việc sửa chữa.
Có thể tóm gọn các nguyên nhân chúng ta cần vệ sinh điều hỏa ở đây bao gồm: Bộ lọc không khí của máy bị bám bẩn ảnh hướng đến không khí lọc, khả năng hoạt động của máy bị suy yếu, tăng tuổi thọ của máy điều hòa
Thời gian bảo dưỡng lý tưởng của điều hòa
Thời gian vệ sinh, bảo dưỡng máy điều hòa phụ thuộc phần lớn vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm. Theo đó, các chuyên gia điện lạnh khuyên rằng nên bảo dưỡng máy điều hòa định kỳ sau từ 3 đến 4 tháng. Đây là thời gian bảo dưỡng lý tưởng khi sử dụng ở hộ gia đình với mức độ thường xuyên (gần như cả ngày).
Trường hợp chỉ sử dụng máy điều hòa từ 3 đến 4 ngày mỗi tuần trong khoảng 6 – 8 tiếng / ngày thì thời gian bảo dưỡng nên khoảng 6 tháng / lần.
Đối với công ty, nhà hàng, thời gian bảo dưỡng máy điều hòa trung bình khoảng 2 hoặc 3 tháng / lần. Tần suất vệ sinh, bảo dưỡng phụ thuộc vào môi trường có nhiều hay ít bụi bẩn.
Đối với xí nghiệp, cơ sở sản xuất, quá trình bảo dưỡng, vệ sinh nên được thực hiện thường xuyên với tần suất khoảng 1 tháng / lần. Bởi máy điều hòa tại các cơ sở này gần như hoạt động liên tục.
Hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa qua 6 bước chi tiết
Cách vệ sinh điều hòa sẽ là một quy trình gồm nhiều thao tác như: Vệ sinh lưới lọc bụi, khoang chứa cánh quạt và màng chứa nước ngưng cục lạnh… Quá trình vệ sinh, bảo dưỡng cần kết hợp kiểm tra khả năng lưu thông gió của dàn nóng / lạnh, kiểm tra vỏ máy, các điểm nối điện. Bạn cũng cần kiểm tra độ lạnh, tiếng ồn, độ rung động khác thường của máy nén áp suất gas… Dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về 6 bước cần thực hiện khi bảo dưỡng, vệ sinh máy điều hòa.
Hướng dẫn vệ sinh máy điều hòa, máy lạnh từ A đến Z
- Kiểm tra máy điều hòa có đang hoạt động bình thường hay không
Trước khi tiến hành vệ sinh, bạn cần kiểm tra khả năng hoạt động của máy điều hòa. Bạn thực hiện bằng cách điều chỉnh mức nhiệt độ xuống thấp nhất để kiểm tra khả năng làm lạnh. Tiếp theo, bạn sẽ dùng remote điều khiển để kiểm hoạt động của cánh quạt tản gió. Nếu máy vẫn hoạt động bình thường và mọi thứ đều ổn thì bạn hãy chuyển sang bước vệ sinh tiếp theo.
Trong trường hợp máy điều hòa bị hư hỏng hoặc gặp trục trặc khi vận hành, bạn hãy liên hệ trung tâm bảo hành, sửa chữa trước khi tiến hành vệ sinh. - Thực hiện vệ sinh dàn lạnh (cục lạnh)
Đây là bước khá quan trọng trong cách vệ sinh điều hòa. Bạn cần thực hiện cẩn trọng và khéo léo để không gây ảnh hưởng xấu đến khả năng hoạt động của máy sau khi vệ sinh. Cách thực hiện chi tiết như sau:
Đầu tiên, để tháo lắp dàn lạnh, bạn cần phải tháo chốt giữ quạt để tháo quạt đảo gió. Tiếp theo, bạn sẽ bật nắp trước của máy điều hòa theo chiều lên trên.
Tấm lọc bụi của điều hòa cần được tháo ra khỏi thân máy.
Tháo ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh của thiết bị bằng tua vít.
Tháo bỏ vỏ máy bên ngoài, bạn sẽ thấy được hệ thống lọc, dàn trao đổi nhiệt và các bộ phận cần vệ sinh bên trong.
Bọc lại cục lạnh với bọc chuyên dụng để không văng nước trong quá trình vệ sinh.
Dùng một chiếc khăn khô hoặc túi ni lông để phủ kín và bọc lại khu vực mạch điện trên cục lạnh. Điều này cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa tình trạng văng nước làm chập điện, gây hư hỏng máy.
Tiến hành dùng vòi xịt để rửa vệ sinh bụi bẩn, nấm mốc tích tụ trên cục lạnh. Bạn lưu ý không xịt nước trực tiếp vào khu vực bo mạch máy điều hòa.
Tiếp tục xịt rửa cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sốc nằm bên trong nhưng có thể chứa khá nhiều bụi bẩn.
Xịt rửa và vệ sinh các bộ lọc không khí đã tháo ra.
Dùng khăn mềm lau khô toàn bộ chi tiết và tiến hành lắp lại dàn lạnh một cách cẩn trọng. - Vệ sinh dàn nóng
Cách vệ sinh dàn nóng đơn giản và dễ dàng hơn so với cách vệ sinh dàn lạnh. Dưới đây là các thao tác bạn cần thực hiện:
Vỏ bảo vệ mặt trước của dàn nóng cần được tháo ra bằng cách nạy các ngàm giữ.
Tháo vỏ bảo vệ của dàn nóng.
Thực hiện xịt rửa cánh quạt, các góc cạnh, chi tiết chứa bụi bên trong cục nóng.
Tiếp tục xịt rửa bụi bẩn bám trên dàn nóng và ở mặt sau cục nóng.
Tiến hành dùng vòi nước xịt rửa để làm sạch bụi bẩn bám trên vỏ bảo vệ cục nóng đã tháo ra trước đó.
Lưu ý tránh xịt nước trực tiếp vào khu vực bo mạch và mạch điện dàn nóng.
Sử dụng khăn mềm khô lau lại toàn bộ thân máy để loại bỏ nước bám trên bề mặt.
Sau cùng, bạn hãy lắp lại các chi tiết của dàn nóng. - Kiểm tra gas máy điều hòa và tiến hành nạp thêm nếu thiếu
Trong quá trình hoạt động của máy điều hòa, gas đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc kiểm tra gas có đủ hay không, có bị rò không cũng là một bước cần thiết trong cách vệ sinh điều hòa. Trong trường hợp thiếu gas, bạn phải tiến hành bơm thêm vào theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất với các bước:
Đầu tiên, bạn hãy dùng tua vít để tháo ốp bảo vệ mạch điện.
Để tiến hành đo gas, bạn cần kết nối đồng hồ đo gas với ống gas trên cục nóng.
Do dòng điện trên máy với ampe kế.
Tiến hành đối chiếu các thông số của nhà sản xuất với các chỉ số áp suất gas hiển thị trên đồng hồ đo ga, chỉ số dòng điện trên ampe kế để xác định máy lạnh có bị thiếu gas hay không. Trong trường hợp thiếu gas, bạn cần phải nạp thêm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. - Vệ sinh tổng thể máy điều hòa, dọn dẹp khu vực làm việc
Ở bước 5 trong hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa, bạn sẽ sử dụng khăn sạch để lau lại tổng thể toàn bộ cục lạnh, cục nóng. Đồng thời, dọn dẹp lại khu vực làm việc cũng là điều bạn cần thực hiện.
- Vận hành, kiểm tra lại máy điều hòa
Sau khi đã vệ sinh tổng thể, bạn hãy sử dụng remote để khởi động máy lạnh. Bạn hãy hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất để kiểm tra xem máy điều hòa có hoạt động bình thường hay không. Trong trường hợp máy gặp trục trặc trong quá trình làm lạnh và vận hành, bạn hãy kiểm tra lại bước lắp dàn lạnh, cục nóng xem đã đúng chưa.
Những điều lưu ý bạn cần biết khi thực hiện vệ sinh máy điều hòa
Để đảm bảo an toàn và tránh những hư hỏng có thể xảy ra khi thực hiện cách vệ sinh điều hòa, bạn cần lưu ý những điều sau:
Ngắt toàn bộ điện
Khi tiến hành tháo lắp và vệ sinh máy điều hòa, bạn cần ngắt toàn bộ điện. Đây là một lưu ý kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn.
Vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ
Bạn cần tiến hành việc vệ sinh, bảo dưỡng máy điều hòa khoảng 3 tháng một lần để đảm bảo tuổi thọ của máy cũng như chất lượng lọc không khí. Bên cạnh đó, bạn cũng cần vệ sinh, lau chùi bộ phận bên trong và bề mặt bên ngoài của máy thường xuyên bằng chổi lông mềm khoảng nửa tháng 1 lần.
Tránh xịt nước trực tiếp lên bo mạch
Như đã đề cập, bạn tránh phun xịt nước trực tiếp vào bo mạch của máy trong lúc làm vệ sinh. Điều này nhằm ngăn ngừa tình trạng chập mạch, khiến máy bị hư hỏng.
Không để dàn lạnh tiếp xúc nhiều với ánh nắng, mưa gió
Trong quá trình tháo lắp và vệ sinh dàn lạnh, bạn tránh để bộ phận này tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc mưa gió. Bởi điều này khiến bo mạch của dàn lạnh dễ bị hư.
Chú ý kiểm tra tình trạng đường ống
Đối với máy điều hòa có sử dụng van, chúng không thể đảm bảo kín tuyệt đối mà vẫn có thể xì ở mức giới hạn. Do đó, khi vệ sinh, bạn cần lưu ý kết hợp kiểm tra tình trạng đường ống và van xem có bị rò rỉ quá mức hay không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng thiết bị.
Thông qua bài viết trên đây, meonhasach.vn đã chia sẻ đến bạn hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh điều hòa. Quá trình này cần thực hiện qua 6 bước với những lưu ý quan trọng bạn cần nắm rõ. Hy vọng những thông tin có trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều để có thể dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng máy điều hòa của gia đình một cách tốt nhất.